thuê người cùng tên là Mike Webb. Cả hai người đàn ông này đều ở cùng
một khách sạn ở California và rời khỏi khách sạn cùng ngày. Sau khi họ đi,
khách sạn này nhận một bưu kiện gửi Mike Webb ở quầy lễ tân. Trong đó có
chứa các tài liệu mật về con chip AM386, và khách sạn này đã gửi nhầm nó
cho Mike Webb làm ở Intel, và người này nhanh chóng gửi toàn bộ thông tin
ấy cho phòng pháp lý.
Những câu chuyện như thế có dễ xảy ra hay không? Nhà tâm thần học
người Thụy Sĩ C. G. Jung cho rằng chúng xảy ra dưới sự điều khiển của một
thế lực không tên, mà ông gọi là đồng phương tương tính
. Thế nhưng một
người tư duy lý trí thì nên tiếp cận những câu chuyện ấy như thế nào? Có lẽ
là với một mẩu giấy và một cây bút chì. Hãy xem xét trường hợp đầu tiên,
vụ nổ nhà thờ. Hãy vẽ bốn ô vuông tượng trưng cho từng sự kiện có nguy cơ
xảy ra. Khả năng đầu tiên là điều đã thực sự xảy ra: “dàn hợp xướng trì hoãn
và nhà thờ phát nổ”. Nhưng vẫn còn ba sự lựa chọn khác: “dàn hợp xướng
trì hoãn và nhà thờ không phát nổ”, “dàn hợp xướng đến đúng giờ và nhà
thờ phát nổ”, và “dàn hợp xướng đến đúng giờ và nhà thờ không phát nổ”.
Hãy ước tính tần suất những sự kiện này xảy ra và viết chúng vào các ô
tương ứng. Đặc biệt chú ý đến việc trường hợp cuối cùng thường xảy ra như
thế nào: mỗi ngày, hàng triệu đội hợp xướng tập trung lại để tập dượt đúng
theo lịch và nhà thờ của họ không phát nổ. Bỗng nhiên, câu chuyện của
chúng ta không còn là không tưởng nữa. Vì trong hàng triệu nhà thờ này,
khó có thể không xảy ra một sự cố như đã xảy ra ở Beatrice, Nebraska, ít
nhất một lần trong vòng một thế kỷ. Vậy nên, chẳng có bàn tay của Chúa
nào ở đây hết. (Mà Chúa làm sao có thể muốn cho nổ tanh tành một nhà thờ
được cơ chứ?)
Nguyên bản tiếng Anh “synchronicity” - một thuật ngữ do C. G. Jung sáng tạo ra để chỉ các hiện
tượng trùng hợp ngẫu nhiên (chẳng hạn như nhiều người có cùng chung suy nghĩ hoặc một hình ảnh
tưởng tượng về sự kiện bất ngờ trước khi nó xảy ra…).