NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 439

uốn cong ở gần một đối tượng có khối lượng lớn. Trong tác phẩm này, một
chiếc thìa bạc bị kéo dài ra đến hết mức, trông không khác gì một luồng ánh
sáng, đi vào tranh từ góc trên bên phải. Chiếc thìa, với tư cách là một chùm
ánh sáng, sau đó vượt qua khoảng không gian tối và kín như bưng chỉ chứa
một vật nhỏ có khối lượng với hình thù không rõ ràng; chiếc cán thìa mỏng
mảnh uốn vòng quanh vật rồi lại duỗi thẳng ra, miệng thìa nhỏ chứa một chiếc
đồng hồ bé xíu được vẽ như thật, có kim dừng lại vĩnh viễn vào lúc 6 giờ 4
phút. Chỉ với một bức họa siêu thực như thế, Dali đã diễn tả cùng một lúc tất
cả các ý niệm về ánh sáng bị lệch hướng, không gian bị uốn cong và thời gian
bị dừng lại. Trong toàn bộ nghệ thuật, thật khó mà tìm thấy một tác phẩm nào
khác có thể miêu tả sáng tạo hơn về tác động của khối lượng lên không-thời
gian ở gần nó, như là bức Biểu tượng bất khả tri.

Mô hình mà tất cả chúng ta sử dụng để suy nghĩ về cái gọi là thế giới thực

được xây dựng trên những niềm tin cơ bản nhất định, trong đó có sự nhất trí
chung, vững như bàn thạch, về thực tại của lực hấp dẫn Newton. Trong loạt tác
phẩm siêu thực, như Lâu dài ở dãy Pyrénées (1959) (Hình 23.9), René
Magritte đã tách riêng ra để xem xét lại một trong những niềm tin được coi là
vững chắc ấy. Trong tâm tưởng của chúng ta, hiếm có những biểu tượng nào
nặng hơn một ngọn núi hay một tòa lâu đài. Magritte đã kết hợp cả hai lại. Ông
còn đi xa hơn cả những thí nghiệm của Cézanne về mối quan hệ giữa không
gian và núi. Hình ảnh một ngọn núi lơ lửng giữa không trung, trên đỉnh có một
lâu đài đã vi phạm trắng trợn định luật cơ bản của Newton về hấp dẫn. Trong
bức tranh Cảm giác về thực tại (1939), một hòn đá cuội khổng lồ, có kích
thước bằng cả một trái núi trôi tự do phía trên cao một phong cảnh thiên nhiên
thanh bình êm ả. Sự phớt lờ im lặng của Magritte đối với “lực” hấp dẫn đã bổ
sung cho những công thức không diễn tả được bằng lời, khó hiểu của môn vật
lí mới mẻ, làm người xem phải đối mặt với khả năng có thể sẽ tồn tại những
giải thích khác về mối tương tác giữa vật chất và không gian.

Escher cũng đã thách thức các niềm tin truyền thống về lực hấp dẫn. Trong

một tác phẩm cắt bìa rất thông minh mang tên Ba khối cầu I (1945) (Hình
23.10), dùng những đường hình học phối cảnh, ông đã thể hiện hiệu ứng của
lực hấp dẫn đã nghiền vỡ và bóp méo vật chất như thế nào. Từ điểm nhìn phối
cảnh truyền thống, có vẻ như ba khối cầu được xếp chồng lên nhau. Sức nặng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.