NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 158

tướng cho mình đem tên tướng đó về tẩm dầu đốt, tế mồ Tiết
Thị Huệ.

Đất nước được giải phóng, văn hoá dân tộc phát triển, xuất hiện

nhiều phụ nữ giỏi nghề hát múa. Trong số đó có Phạm Thị Trân.
Sinh năm 926, quê ở Hồng Châu (Hải Dương), Phạm Thị Trân,
phong tư mĩ lệ, ca, múa và làm trò nổi tiếng.

Vua Đinh bấy giờ đang xây dựng đội quân Thập đạo, bao gồm

chục vạn người. Quân sĩ ra sức luyện rèn võ nghệ, sẵn sàng chống
giặc. Song cũng cần vui chơi, giải trí. Nghe tiếng Phạm Thị Trân,
vua Đinh vời về kinh đô Hoa Lư, phong chức Ưu Bà, chuyên dạy biểu
diễn nghệ thuật cho quân sĩ.

Cùng nhiều nghệ nhân dân gian khác, Phạm Thị Trân dạy quân sĩ

hát, múa, gảy đàn, đánh trống… Lại tổng hợp các bộ môn đó đưa lên
sân khấu, biểu diễn những tích chuyện đơn giản, rút ra từ sinh hoạt
thường ngày.

Nghệ thuật chèo nảy sinh từ đó.Với công lao ấy, khi mất (976)

Phạm Thị Trân được suy tôn là bà Tổ nghề chèo.

Tiếp nối Phạm Thị Trân là Đào Nương (ả họ Đào). Nàng là người

thời Lý thế kỉ 11. Hát hay, múa khéo, nổi danh đến mức đương thời
cô nào hát hay múa giỏi đều được nhân dân gọi là ả Đào. Từ tên
riêng, ả Đào trở thành tên gọi chung các nữ nghệ sĩ ca múa dân gian.
Hát ả Đào là một làn điệu hay của nền nhạc Việt.

Và Đào Nương cũng được tôn là một trong những Tổ của nghề

chèo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.