Lý Giác vốn là một tay sính thơ. Thuyền sứ đang đi trên sông
Kinh Thầy (nay thuộc Hải Dương), nhận thấy hai con ngỗng ngoi
trên mặt nước, Lý Giác liền ngâm hai câu thơ (tạm dịch):
Ngỗng kìa, ngỗng một đôi
Nghểnh cổ nhìn chân trời,
Thơ nguyên là của Lạc Tân Vương, người đời Đường (thế kỉ 7),
làm lúc 10 tuổi.
Sư Đỗ đang chèo thuyền, ứng khẩu đọc tiếp (tạm dịch):
Nước xanh lông trắng phủ
Sóng biếc chân hồng bơi!
Thấy người lái đò Việt mà cũng hay chữ, thuộc thơ cổ như vậy, Lý
Giác kinh ngạc và cảm phục lắm.
Lý Giác thấy Đỗ Thuận giỏi thơ, tặng sư một bài thơ, trong đó có
hai câu (tạm dịch):
Ngoài trời lại có trời soi sáng
Sóng lặng khe đầm rọi mảnh thu!
Sư Đỗ chép lại bài thơ, đưa cho vua Lê. Vua đưa bài thơ đó cho sư
Khuông Việt - là người cầm đầu giới Phật giáo khi ấy xem. Sư
Khuông Việt nói: “Đây là sứ Bắc tỏ ý tôn trọng bệ hạ cũng ngang như
Vua của họ vậy”.
Vua Lê rất hài lòng, sai sư Khuông Việt làm một bài ca khúc tiễn
sứ giả về nước.