quê hương làng mạc, chọn con đường ra đi, nhằm tự tay mình xây dựng lại,
cùng mình làm chủ số phận của mình. Và cũng chính nhờ những người dân
lưu đày này đã ra đi, mang theo cả bài vị thành hoàng và lò hương tiên tổ
ấy, mà nước Việt Nam đã mở rộng thêm bờ cõi phía Nam và có được sự
thống nhất dân tộc. Kết quả của công phu lao động và sự chiến đấu kiên trì.
Về sau, khoảng cuối thế kỷ XVII, khi mảnh đất cuối cùng của vùng
Chămpa cũ là Bình Thuận mất nốt và trước mắt mở ra cả một vùng châu
thổ rộng lớn của sông Cửu Long, thì người Việt Nam chẳng ngần ngại đón
tiếp những người tị nạn chính trị, những người Tàu chạy trốn sự thống trị
của Mãn Thanh, do Dương Ngân Dịch, Trần Xuyên, Mạc Cửu lãnh đạo, dù
có phải tìm cách đồng hóa họ sau này, với sự ủng hộ của thời gian, bằng
một pháp chế khôn ngoan. Cuộc Nam tiến đó là sự nghiệp của các chúa
Nguyễn. Ngay từ 1671, quân Nguyễn đóng quân tại Sài Gòn. Cái tên Nam
Hà được Nguyễn Hoàng đặt cho vùng đất Thuận Hóa (từ Quảng Bình vào
tận phía Nam). Nếu như các chúa Nguyễn đều có ưu điểm là đã khai khẩn
đất đai miền Nam, thì chính Nguyễn Phước Khoát (1738-1765) là người
hoàn tất cuộc Nam tiến bằng cách khai phá vùng đất vô chủ của phương
Nam, như trước ông ta, Nguyễn Phước Nguyên (1613-1639) đã có công
củng cố Thuận Hóa trong quá trình chiến tranh với quân Trịnh. Năm 1744,
Nguyễn Phước Khoát tự phong mình làm vua dưới cái tên là Võ Vương. Từ
đây, ông từ chối không chịu nhận sự thụ phong từ vua Lê nữa. Ông tổ chức
lại đất nước, chia làm 12 “dinh”. Bộ phận những đất cũ, từ Chính Dinh
(Phú Xuân) đến Bình Thuận, lại chia nhỏ ra thành 9 dinh. Bộ phận đất mới
chiếm của Chân Lạp thì làm thành 3 “dinh”: Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên
Trấn (Gia Định), Long Hồ (Vĩnh Long) và trấn Hà Tiên. Năm 1753, ông lập
ra “đạo” Trường đồn (Mỹ Tho, Cao Lãnh). Năm 1755, nhận Tâm Bồn và
Lôi Lấp, tức Trà Vinh (Vĩnh Bình), Ba Thác (Bassac, Sóc Trăng), Tân
Phong Long (vùng bắc Bassac). Sau cùng, năm 1759, ông thiết lập 5 “đạo”:
Đông Khẩu Đạo (Sa Đéc), Trân Châu Đạo (Cù Lao Giêng), Châu Đốc Đạo,
Kiên Giang và Long Xuyên Đạo. Nếu nhà Nguyễn đã có thể thống nhất
giang sơn, căn bản là nhờ việc mở mang bờ cõi, khẩn hoang đất đai, mở