tên chồng và Hoàng thân Minh Đức. Hàm Nghi mất tại Alger năm 1944,
hưởng thọ 73 tuổi, sau 55 năm bị lưu đày. Thi hài của ông được mai táng tại
nghĩa trang El Bier, tại Alger. Ngôi nhà mà Hàm Nghi đã ở, biệt thự “Gia
Long”, nằm trên vùng đồi Alger, tại El Biar. Sau ngày Alger độc lập, ngôi
nhà bị trưng dụng để chuyển thành nơi ở của đại sứ Liên Xô. Các con của
vua Hàm Nghi phải rút về Pháp và di cốt của ông cũng được chuyển về đó.
Bà Như Mai, người con gái đầu lòng của vua Hàm Nghi, là người con gái
kỹ sư đầu tiên đậu đầu ra trường Canh nông quốc gia Grignon. Người em
gái kế, sau khi học y khoa đại học, cưới Công tước De La Besse. Người em
út, Hoàng thân Minh Đức, sau Thế chiến II, ở trong quân đội Pháp với cấp
thiếu tá. Trong lúc ông đóng quân (Pháp) tại bờ hồ Constanz vùng chiếm
đóng Pháp, sau khi Đức thua trận, ông được lệnh đưa đi Việt Nam để đánh
giặc trong hàng ngũ quân Pháp. Ông từ chối, không chịu đi sang Việt Nam,
ông tuyên bố với chánh phủ Pháp rằng: “Ông không thể cầm súng bắn lại
đồng bào ông. Nếu chánh phủ Pháp muốn đưa ông ra tòa án binh thì cứ đưa.
Ông không chịu đi qua Việt Nam đánh dánh giặc cho Pháp, chống lại Việt
Nam.” Chuyện này do một sĩ quan Pháp, đồng đội của ông Minh Đức lúc
ấy, sau này giúp việc cho Bộ Ngoại giao Pháp, lên cấp đại sứ, ông Jean De
Latour Dejean, bạn thân của tác giả, kể lại cho tác giả nghe. Tác giả cũng
được bà Như Mai tiếp đón niềm nở, nhiều lần và kể cho tác giả nghe về đời
sống của vua Hàm Nghi trong những ngày nhà vua ở Alger và cho xem
những hình ảnh về gia đình.
“Hồi ký và tư liệu châu Á”: quyển 74, trang 46.
Ch. Gosselin trích dẫn, “Nước An Nam”.
“Hồi ký và tư liệu châu Á”: quyển 73, trang 63-64.
“Hồi ký và tư liệu châu Á”: quyển 73, trang 311 và 331
1 lượng = 37,75 gram và 1 nén = 377 gram.
“Hồi ký và tư liệu châu Á”: quyển 74.
“Hồi ký và tư liệu châu Á”: quyển 74, trang 30-31.
Tàu “Cométe” đến Sài Gòn, vua Hàm Nghi được chuyển sang tàu “Biên
Hòa” để đi qua Algérie.
Ở đây là Nguyễn Trọng Hiệp.