NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 2 - Trang 228

(20). Theo bản sự tích của ông Nồi còn giữ được ở thôn Vĩnh Thanh và
truyền thuyết địa phương.
(1). Nhân viên.
(2). Lệ nhà Hán, cuối năm, thái thú không về triều đình tâu bày công việc
năm qua ở quận mình cai trị, thì chỉ cử một nhân viên đem sớ (báo cáo) của
mình về dâng vua. Nhân viên đó gọi là kế lại (viên lại đại diện thái thú).
(3). Sau Công nguyên.
(4). Lý Bí làm chức Giám quân (trông coi quân sĩ) ở quận Cửu Đức (Hà
Tĩnh).
(5). Vạn Xuân: Vạn mùa xuân, có nghĩa mong muốn đất nước bền vững lâu
dài.
(6). Sống lâu hàng vạn năm, cũng có ý nghĩa muốn vững chắc bền lâu.
(7). Một trong ba chức quan đứng đầu triều đình bấy giờ.
(8). Nay là chùa Trấn Quốc bên bờ Hồ Tây (Hà Nội).
(9). Một chức quan trong triều Vạn Xuân.
(10). Nay là bãi ngô, cạnh đền thờ Phùng Hưng.
(11). Nay gọi là “vũng Hùm”, phía trước đền thờ Ngô Quyền ở thôn Cam
Lâm, xã Đường Lâm.
(12). Tương truyền hàng duối xế bên phải đền Ngô Quyền ở thôn Cam Lâm
là nơi Phùng Hưng buộc đoàn ngựa chiến.
(1). Muôn tuổi, muôn năm.
(1). Chăn.
(2). Đến nay, Lệ Mật vẫn nổi tiếng là làng giỏi bắt rắn và có truyền thống
về đông y dược.
(3). Bốn công trình nghệ thuật lớn bằng kim khí: tượng Di Lặc (Quỳnh
Lâm, Đông Triều) bằng đồng cao 6 trượng do thiền sư Không Lộ dựng;
tháp Báo Thiên: chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh (Nam Định). Tháp Báo
Thiên cao quá, tầng đỉnh lại bằng đồng nên hay bị sét đánh. Năm 1426,
giặc Minh bị vây khốn trong thành Đông Quan đã phá tháp lấy đồng đúc
khí giới chống cự lại nghĩa quân Lam Sơn.
(4). Chùa Một Cột nằm trong khu chùa Diên Hựu. Tên Chùa Một Cột sau
này mới gọi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.