NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 249

(5). Xương cốt người vượn còn tìm thấy ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm
Hai, Kéo Lèng, huyện Gia Bình, tỉnh Lạng Sơn.
(1). Nay là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Ở đó có đền thờ
Âu Cơ.
(2). Nay là xã Thanh Vân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.
(3). Nay là Núi Sứt, đứng giữa ba huyện Thanh Ba, Đoan Hùng và Phù
Ninh (Phú Thọ).
(4). Nay là núi Thắm, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.
(5). Nay là Ao Châu, huyện Hạ Hoà, Phú Thọ.
(6). Nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ.
(7). Phượng Hoàng là một loài chim, con đực gọi là phượng, con cái gọi là
hoàng.
(8). Nay là núi Nghĩa, trên có đền Hùng và mộ tổ.
(9). Đó là quả đồi đất đỏ thuộc xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Bị
nước xói mòn, khi mưa to, nhìn xa, dòng chảy đỏ tựa máu.
(10). TCN: Trước Công nguyên.
(11). Chín núi và chín chúa Mường đó ở quanh vùng Cao Bằng, Bắc Thái
ngày nay.
(12). Nay trên đường Bắc Cạn - Cao Bằng có sườn núi cao, dốc gọi là dốc
Tống Lẳn tức là dốc Trống Lăn
(13). Nay gọi là Tổng Quảng thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, Cao
Bằng. Giữa Phiêng Pha và Tổng Chúp cách nhau khoảng 20km. “Nà” tiếng
Tày, nghĩa là ruộng.
(14). Tổng Chúp có nghĩa là cánh đồng nón.
(15). Chạ là chữ cổ chỉ làng. Chạ Chủ là tên cổ của làng Cổ Loa bây giờ.
(16). Sông Hồng.
(17). Khớp với các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu ở miền Nam
Trung Quốc ngày nay.
(18). Ý nói quanh năm đi đánh giặc.
(19). Theo Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái và Truyền thuyết vùng
Chèm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.