"Nếu là vết thương do da bị co lại quá độ gây ra thì vết rách phải xuôi
theo nếp da chứ. Nhưng em lại thấy vết thương này không phải xuôi theo
nếp da." Tôi nói. "Tiếc là da đã bị cháy quá nghiêm trọng, thứ nhất không
thể nào nhìn rõ hướng của nếp da, thứ hai không nhìn rõ bên trong vết
thương có phản ứng sống hay không. Nếu là vết thương do da bị co lại sau
khi chết, chắc chắn sẽ không có phản ứng sống."
"Nói nhiều như vậy cũng đâu có tác dụng gì." Trưởng phòng Hồ nói.
"Giải phẫu là biết ngay nạn nhân bị thiêu sau khi chết hay khi còn sống thôi
mà."
*
Tương truyền vào thời Tam Quốc, một viên huyện lệnh của nước Ngô
là Trương Cử đã làm thực nghiệm đốt lợn để phân biệt xác chết bị thiêu khi
còn sống và sau khi chết. Thực nghiệm hiện trường "Trương Cử đốt lợn" đã
được người đời sau truyền tụng rộng rãi. Để phân biệt nạn nhân bị thiêu
trước hay sau khi chết, chủ yếu cần quan sát đường hô hấp của nạn nhân có
tồn tại phản ứng với khói nóng và có muội than hay không. Khoa học kỹ
thuật hiện đại còn có thể căn cứ vào hàm lượng khí CO trong máu tim nạn
nhân để phân biệt hai trường hợp này.
Muốn xét nghiệm đường hô hấp của nạn nhân, bác sĩ pháp y thường
áp dụng một kỹ thuật được gọi một cách thông tục là "rút lưỡi". Sau khi
rạch mổ phần da ngực bụng của nạn nhân sẽ lấy xương ức ra, rồi rạch đứt
phần cơ ở dưới cằm, sau đó rút phần lưỡi của nạn nhân từ trong họng
xuống dưới cằm, dùng dao mổ cứa đứt các mảng gân nối liền. Biện pháp
này không chỉ có thể lấy ra toàn bộ lưỡi, nắp khí quản, họng, thực quản, khí
quản một cách hoàn chỉnh, mà nếu tiếp tục rạch mổ, thậm chí có thể lấy ra
toàn bộ nội tạng.
Nếu như cần xét nghiệm bệnh lý thì đây chính là phương pháp lấy nội
tạng thuận tiện nhất. Nếu không cần xét nghiệm bệnh lý, bác sĩ pháp y