thân nóng lên, bất an, điên cuồng,… Thác Bạt Khuê uống nhiều
thuốc, dược tính phát tác tự nhiên càng ngày càng nhiều, ông
thường mấy ngày bất tỉnh, có thể mấy ngày không ăn, thậm chí vô
duyên vô cớ lẩm bẩm một mình, tính tình càng ngày càng nóng nảy,
hỉ nộ vô thường nhớ lại tội cũ, oán cũ của triều thần, liền sát hại.
Nhìn thấy sắc mặt đại thần khác thường, hoặc hít thở không điều
hoà, hoặc nói năng lúng túng, liền gào lên, tự mình đâm chết trên
đại điện, thi thể bày trước Thiên An điện. Dần dần bệnh đa nghi của
ông đã đạt tới mức tột đỉnh, người tới gần ông có lúc sẽ bị đâm chết
ngay tại chỗ (điểm này có phần giống Tào Tháo lúc về già). Các đại
thần bởi vì vô ý nói sai một câu, liền có thể bị xử tử, ngay cả người
thân, công thần cũng không ngoại lệ. Thác Bạt Tuân bởi vì rượu vào
vô lễ, đã bị Thác Bạt Khuê ban chết, Tư Không Dữu Nhạc bởi vì cử
chỉ ngạo mạn, cũng bị Thác Bạt Khuê xử tử; một đường đệ khác của
Thác Bạt Khuê, từng lập công trong chiến tranh với nước Yến, Vệ
vương Thác Bạt Nghi thấy Thác Bạt Khuê tru sát đại thần, liền mang
theo người nhà muốn chạy trốn, lại bị Thác Bạt Khuê phái người truy
đuổi ban chết.
Lòng dân Bắc Nguỵ sa vào hỗn loạn bất an, trong nước không
ngừng xuất hiện thiên tai, Thác Bạt Khuê hiểu rõ tình huống này, tuy
có ý nhận sai, nhưng vô cùng tiêu cực, lo lắng duy nhất của ông là
vấn đề thừa kề ngai vàng. Sau khi ông lập con trưởng Thác Bạt Tự