- Xin ông giải về thành phố. Ở đó người ta biết tôi.
- Bảy Trân trả giấy tờ lại, ôn tồn bảo:
- Bác sĩ yên tâm. Tôi sẽ cho người đưa bác sĩ lên Ủy ban thành phố.
Nhưng đám đông kéo lại bao vây người Pháp:
- Bắt được Tây là phải giết! Không đưa đi đâu hết!
Bảy Trân và Ba Bang bước tới choàng vai người Pháp, nói:
- Anh em không được làm ẩu. Đây là bác sĩ, vì lòng nhân đạo mà chữa
bệnh xa...
Ông nói chưa dứt thì người cầm khẩu súng Mút đã chĩa súng dưới cánh tay
ông, dí vô lưng người Pháp bóp cò. Một tiếng “đùng” chát chúa. Bác sĩ
Pháp ngã lăn ra chết.
- Tôi đã bảo không được bắn, sao anh dám cãi lệnh? Ông lật sổ tay ghi tên
họ kẻ giết người, đồng thời chỉ thị cho khiêng nạn nhân trở ra xe đưa về tận
nhà.
Ngay đêm đó, Bảy Trân đến gặp Trần Văn Giàu báo cáo tình trạng vô chính
phủ trong bộ đội mà nòng cốt là du đãng.
Ông nói:
- Dùng Bình Xuyên như dao hai lưỡi. Không khéo có ngày nó thọc huyết
mình đó. Tao ớn quá rồi. Mày cho tao từ chức Ủy trưởng Mặt trận số 4.
Sáu Giàu lắc đầu:
- Mới đụng một vụ đã co đầu rút cổ sao?
Bảy Trân nhăn nhó:
- Đây phải lần đầu? Mà nhiều vô số kể. Đây là vụ giết người tao thấy tận
mắt, còn rất nhiều vụ “tiền trảm hậu tấu”, như bên cầu Rạch Đỉa, tụi nó cho
biết bao nhiêu người “mò tôm”. Rồi vụ đánh Nhà đèn Chợ Quán. Bố trí đâu
đó xong rồi, tới giờ nổ súng, kẻ đánh, người rút, lọt chọt chẳng ra gì hết.
Một số lợi dụng súng trong tay đi ăn cướp. Đúng là ngựa quen đường cũ!
- Làm cách mạng đâu phải là lái xe hơi trên đường tráng nhựa!- Trần Văn
Giàu vỗ vai Bảy Trân. Suy nghĩ một lúc Giàu nói tiếp: - Được rồi! Tao sẽ
phái một số cán bộ Tổng công đoàn tới các nhóm bộ đội giữ chức chánh trị
viên. Vai trò của họ là giúp Bộ chỉ huy nắm chắc binh lính, tránh những
chuyên độc tài quân phiệt như bên Bình Đăng của mày. Còn riêng về mày