nhảy đầm. Hắn sắm tàu đưa hành khách từ Cái Nước ra Cà Mau và ngược
lại, mỗi ngày một chuyến đi, một chuyến về. Tàu đặt tên là Kim Mã để đối
với tên cúng cơm hắn là Ngọc Đường. Với danh nghĩa là công tử Bạc Liêu
từng du học ở Pháp, Lâm Ngọc Đường tình nguyện làm nhân viên Phòng
Nhì và được Sa-va-ni tín nhiệm, xem như cánh tay mặt, chuyên về các vấn
đề chính trị.
Cánh tay thứ hai là một tay cờ bạc vô dân Tây tên là Mô-rit (Maurice)
Thiên. Mô-rit Thiên là dân ghiền cá ngựa, nuôi ngựa đua và ăn chịu với
đám nài để làm độ. Khi đầu quân vào Phòng Nhì, hắn được Sa-va-ni giao
công tác trông coi các đội Con-măng-đô- cha đẻ của loại binh chủng biệt
kích sau này.
Sa-va-ni trình bày tình hình về các nhóm du đãng ở Sài Gòn, Chợ Lớn rồi
mời hai phụ tá góp ý. Lâm Ngọc Đường đã nghiên cứu vấn đề từ lâu nên
thao thao bất tuyệt:
- Du đãng trong đô thành rất nhiều nhóm, nhưng theo tôi thì chỉ có ba nhóm
đáng kể. Đó là nhóm Tám Mạnh ở Chánh Hưng và vùng cầu Chữ Y chạy
dài vô cầu Mới (tức cầu Nhị Thiên Đường). Kế đó là nhóm của hai anh em
Ba Dương, Năm Hà, nhóm này hùng cứ ở Tân Quy và vùng Nhà Bè. Nhóm
thứ ba là nhóm Bảy Viễn- Mười Trí mà địa bàn hoạt động là trường đua
Phú Thọ, chợ Thiếc, An Bình, Bà Quẹo. Hiện nay ba nhóm này có xu
hướng chính trị khác nhau. Nhóm Ba Dương thì làm cho hãng đóng tàu
Nhật, Hãng Nichinăn ở sát cầu Rạch Ong.
Ngoài chuyện làm “sếpsăn-chê” (chefchantier) để kiếm tiền sinh sống, chưa
biết hai anh em Ba Dương, Năm Hà còn có ý gì nữa không?- Tôi muốn đặt
dấu hỏi là nhóm này có thân Nhật như đạo Cao Đài hay không? Nhóm Tám
Mạnh thì lâu nay “án binh bất động” nhưng xét vì tổng Tân Phong Hạ là cái
nôi Cộng sản nên có thể đặt giả thuyết nhóm này chịu ít nhiều ảnh hưởng
Cộng sản. Còn nhóm Bảy Viễn- Mười Trí thì chưa thấy có màu sắc chính
trị gì. Đây là mảnh đất hoang, dễ cho chúng ta khai phá.
Mô-rit Thiên hăm hở tiếp lời:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Đường. Nhóm Bảy Viễn và Mười Trí xin
cho tôi phụ trách, bởi chúng tôi có nhiều điểm giống nhau, mà trước hết là