ngờ rằng, hơn mười năm sau, chính những tín điều ấy đã suýt làm cho chị
khốn khổ.
Tại sân bay Carasi, do trục trặc kỹ thuật, máy bay phải dừng lại bẩy tiếng
đồng hồ. Dưới cái nắng sa mạc bốn mươi độ, năm bông hồng đã héo rũ. Ba
giờ sáng hôm sau, khi máy bay tới Maxcơva, những bông hồng đã khô quắt
lại. Nguyệt buồn đến phát khóc. Món hành trang có tính chất tinh thần mà
Nguyệt dự định sẽ là tiết mục độc đáo trong cuộc thi, giờ không còn nữa.
Suốt một tuần chờ đợi ở khách sạn, chị lo lắng đến mất ăn mất ngủ, gầy sụt
hẳn đi năm ki-lô. Và trong khi các bạn trong đoàn thả sức đi tham quan du
lịch thành phố, thì Nguyệt một mình đi tha thẩn suốt mười tầng khách sạn,
quan sát người ta phục vụ và ăn uống, hệt như một cô thiếu nữ nhà quê tò
mò và ngớ ngẩn.
May thay, đúng trước ngày thi thì Vêra xuất hiện. Cô gái Nga hai mươi
hai tuổi đẹp lộng lẫy như một nữ hoàng. Vêra là nhân viên du lịch ở khách
sạn Rossia, người được các báo toàn Liên bang ca ngợi có đôi bàn tay vàng
tuyệt vời. Cô là đại biểu chính thức của thanh niên Liên Xô tham dự cuộc
thi du lịch quốc tế này. Biết Nguyệt là đại biểu thanh niên Việt Nam cùng
thi tài với mình. Vêra đến thăm và tặng Nguyệt ba bông cẩm chướng đỏ.
- Cám ơn Vêra, rất cám ơn Vêra. - Nguyệt vui sướng đến phát khóc siết
chặt tay Vêra và ấp những bông hoa vào ngực. Ở xứ sở lạnh giá này, tìm
được hoa trong những ngày tuyết buông còn quý hơn cả vàng. Vậy là, thay
cho những bông hồng đã héo. Nguyệt có những bông hoa của xứ lạnh trong
bài thi của mình.
Thí sinh các nước khuân lỉnh kỉnh những va-li đựng bát đĩa, cốc chén đồ
nghề đến phòng thi, riêng Nguyệt chỉ xách nhẹ tênh một túi ni lông đựng
bông cẩm chướng, một chai rượu Lúa Mới, một chùm lá trắc bách diệp và
con dao vạn năng.
Mươi hai bàn thi đã được chuẩn bị sẵn. Những ống kính máy quay phim
tua tủa. Trống ngực Nguyệt đập thình thịch khi ban giám khảo gọi đến tên
mình. Chiếc áo dài trắng nằm gọn trong hàng chục ống kính. Nguyệt mỉm