chính xác.
Một nhà nghiên cứu văn học Mỹ Giôn Brao, trong cuốn “Khái quát về văn
học Mỹ đương thời” đã nhận định về Phrăng Xlôtơ như sau: “Nếu chỉ dừng
lại ở những nhà văn cỡ lớn mà không nói đến Lui Brômphin (Louis
Bromfield), Piêclơ Bấc (Pearl Buck), Grâyxơ Mêtaliơt (Grace
Metalious),...Phrăng Xlôtơ (Frank Slaughter) và những tác giả được ưa
thích khác, được đọc nhiều ở khắp nước Mỹ và ở các nước người...thì
không thể có một khái niệm đầy đủ về nền văn học Mỹ đương thời...”
Trong cuốn “lịch sử tiểu thuyết Mỹ” được viết ở Pháp có nêu một chi tiết:
Tác phẩm của Phrăng Xlôtơ bán ở nước ngoài còn mạnh hơn cả ở nước
Mỹ.
Trong các tác phẩm của Ph.Xlôtơ, có nhiều tác phẩm được dựng thành
phim và dịch ra tiếng nước ngoài. “Người tình tuyệt vời” (Divine Mistress)
là một trong loại tác phẩm ấy.
Chuyện này xảy ra vào khoảng thế kỷ XVI, thời điểm mà trí tuệ con người
phát triển chưa từng thấy trên mọi lĩnh vực và xảy ra tại nước Ý với biết
bao danh nhân, với thành phố Vơnidơ hoa lệ, nhưng nước Ý, bấy giờ cũng
là nơi tôn giáo có một sức mạnh rất lớn đã gây bão táp cho cuộc sống của
nhiều danh nhân.
Ăngtôniô Xecvêtut, một bác sĩ trẻ, là nhân vật chính của câu chuyện này.
Anh giảng dạy hai môn giải phẫu học và ngoại khoa ở trường Đại học y
khoa tỉnh Pađu, một tỉnh miền đồng bằng Bắc Ý, gần thành phố Vơnidơ.
Ăngtôniô ham mê tìm tòi, nghiên cứu trong lĩnh vực mình giảng dạy đồng
thời cũng rất say mê hội hoạ. Anh đã phát hiện ra một vấn đề trong cơ thể
học: máu tuần hoàn trong cơ thể con người phải vòng qua phổi, không chỉ
qua tim như những nhà y học khi ấy đã khẳng định. Đây là một vấn đề
quan trọng trong thời gian ấy, nhưng rủi cho anh là phát hiện này ngược lại
với điều mà nhà thờ thừa nhận là “máu chỉ tuần hoàn qua các huyết quản và
tim”. Bây giờ ở nước Ý và những nước mà tôn giáo có uy quyền lớn, ai nói
ngược lại điều gì nhà thờ đã công nhận, trong bất cứ lĩnh vực nào, đều bị
toà án tôn giáo buộc tội là tà giáo và kết tội hoả thiêu. Nêu lên điều mình
phát hiện, Ăngtôniô phải đối phó với một kẻ thù có uy quyền lớn là toà án