được. Phút trước, tôi vừa mới ngập mình trong một cảm xúc phấn khích tột
độ, phút sau, tôi đã rơi vào nỗi hoảng sợ, hoảng sợ về những gì sẽ xảy ra
nếu như tôi phơi bày toàn bộ sự thật.
Ban đầu tôi muốn viết cuốn sách này chỉ đơn giản là vì tôi biết mình đã
cảm thấy khá hơn biết nhường nào khi đọc được cuốn "Những đứa trẻ đã
gọi đều đó như thế” của Dave Pelzer. Chỉ cần một đứa bé đang bị đàn áp,
bị bắt nạt, bị lạm dụng đọc được cuốn sách của tôi và cảm thấy đó là một
động lực đủ mạnh để thúc đẩy nó nói ra những gì mình đang phải chịu
đựng nhờ đó tự mình chấm dứt được chuỗi ngày bị áp bức, bị đè nén, bị
đày đoạ của cuộc đời nó thì tôi cũng đã cảm thấy việc làm này của mình
được trả công xứng đáng lắm rồi.
Bất cứ khi nào các Nhà xuất bản gọi cho tôi và nói rằng họ đang muốn tái
bản thêm cuốn sách để đáp ứng đủ nhu cầu của độc giả, tôi lại sung sướng
tưởng tượng xem có bao nhiêu người nữa sẽ đọc được câu chuyện này và
nó có thể giúp họ thấy rằng họ hoàn toàn có thể tố cáo những kẻ đang áp
bức họ, giành lại quyền kiểm soát và quyết định cuộc đời mình. Sự thực là
quá trình viết lại câu chuyện rất khó khăn đối với tôi bởi vì nó đã khuấy
động lại những ký ức và những tình cảm mà tôi đã cố gắng để quên đi.
Nhưng giờ đây tôi đã có thể hét to trước toàn thế giới tất cả những gì mà
người tự bảo tôi phải giữ bí mật. Điều đó khiến tôi có cảm giác như một
gánh nặng nghìn cân đã được cất khỏi đôi vai nhỏ bé của mình.
Nhiều năm qua, dù cho tôi có cố gắng đến thế nào để quên đi những nỗi
kinh hoàng thời thơ ấu, chúng vẫn ám ảnh tâm trí tôi. Tôi có thể tìm quên
bằng cách bận rộn với công việc nhà, bằng cách quên mình qua những ly
rượu hay khói thuốc. Tuy nhiên, tất cả những thứ đó cũng chỉ có thể giúp
tôi quên đi nỗi đau một vài giờ. Thế nhưng, đối mặt với những ký ức và kể
lại toàn bộ câu chuyện về những nỗi kinh hoàng đó giống như tôi đã mở
được cánh cửa sổ, vén rèm thật cao trong một ngày nắng đẹp để ánh sáng
và làn gió dịu nhẹ tràn ngập căn phòng tăm tối, cuốn đi cái không khí tù