Lời nói đầu
Dịch học là một triết học xa xưa của người Á Đông. Mặc dù ra đời cách đây
hơn 5000 năm nhưng sức hấp dẫn của nó càng ngày càng lan tỏa mạnh mẽ,
không chỉ tại những nơi nó đã từng phát triển như Trung Hoa, Việt Nam,
Nhật Bổn, Cao Li mà ngày nay nó còn hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu
phương Tây. Có thể nói Dịch học như là Bản thể luận đầu tiên của nhân loại;
đồng thời cũng là Hiện tượng luận hay nói theo Phật giáo là Pháp tướng
luận. Chính vì điều này mà nó không những cung cấp cho người ta hiểu biết
về bản chất của nhân sinh và vũ trụ mà còn cho phép con người có những dự
đoán dựa trên những kết quả có tính siêu nhân quả. Vì ảnh hưởng của nó lớn
lao như thế nên vấn đề nguồn gốc của nó càng làm cho những người nghiên
cứu quan tâm hơn.
Tất nhiên vấn đề này đã được đề cập từ xa xưa, cách đây hàng ngàn năm
nhưng ngày nay khi nhìn lại, người ta nhận ra rằng câu hỏi “Ai là tác giả của
Dịch học?” vẫn chưa được xác định một cách khoa học. Tại Trung Hoa, các
học giả chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng, dù nói đến Dịch học hầu như
ai cũng nghĩ nơi đây là quê hương của triết lí này.
Trong quá trình đi tìm nguồn gốc của Dịch học, vài thập niên qua, ở Việt
Nam có một số nhà nghiên cứu cho rằng Dịch học có nguồn gốc từ người
Lạc Việt. Nhiều người đã đưa ra những chứng lí để chứng minh cho lập
trường của mình, có thể nói rằng những lập luận ấy khá thuyết phục. Tuy
nhiên vì là suy diễn nên chưa được chấp nhận rộng rãi, điều này cũng dễ
hiểu, vì hàng ngàn năm qua Nam và Bắc cùng chia sẻ một không gian lịch
sử, trong đó có sự phát triển của Dịch học mà sách vở viết về Dịch học chủ
yếu viết bằng chữ Hán.
Cùng trong hướng đó, tôi đề nghị ở đây, không chỉ là suy diễn mà là
những bằng chứng cho thấy rằng chính người Lạc Việt đã sáng tạo nên hệ
thống Dịch lí và chữ Vuông, vì hoàn cảnh lịch sử, câu chuyện ấy đã được kể
lại hoặc là mơ hồ hoặc là dưới tên của dân tộc khác. Tuy nhiên Tổ tiên người
Việt đã khéo léo cất giấu cái văn hóa huyền vĩ của mình dưới những cách