Thái, đã được hệ thống và đưa vào sách, thứ đến, việc mấy ngàn năm trước
người Việt làm ra chữ biểu âm là không phù hợp với thực tế lúc bấy giờ. Cái
giới hạn của quan điểm cho rằng chữ Nòng Nọc là loại chữ giống hình con
Nòng Nọc là họ căn cứ trên hình thể, mà hình thể thì không có tính đa dạng,
trong khi đó chữ Nòng Nọc thì mỗi chữ mỗi vẽ nên tiêu chí ấy làm sao đáp
ứng được.
(Hình ảnh này được khắc trên đá ở Cảm Tang, đây là bằng chứng cho thấy
rằng chữ Nòng Nọc có thật chứ không phải chữ thần tiên; đồng thời đây
cũng là hình ảnh con Diệc hay Dịch cội nguồn của Dịch lí).
Khái niệm thứ hai là dựa trên khái niệm mà hình ảnh con Nòng Nọc biểu
tượng, cụ thể là khái niệm về Âm Dương. Trước hết là hình thức của nó –
hữu hình – vuông tròn. Thứ đến là khái niệm mà nó gợi ra – Vô hình – âm
dương. Đây chính là khái niệm căn bản hình thành nên chữ Vuông. Có thể
có ai đó cố gắng để tìm kiếm một con chữ nào khác ngoài chữ Vuông để
chứng minh có sự khác biệt giữa ta và phương Bắc, đồng thời làm nên tính
độc lập chăng! Điều này là không thể, vì Nòng Nọc là biểu tượng cho âm
dương, âm dương là căn bản của Dịch lí, như vậy ta có thể khẳng định rằng: