NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 111

53

TỨC NHAU TIẾNG GÁY

nông thôn, sáng sớm, thế nào cũng có một con gà trống nào đó cất

lên tiếng gáy đầu tiên, sau đó mới là hàng loạt tiếng gáy tiếp theo gần xa
báo sáng. Người xưa gọi là "Con gà tức nhau tiếng gáy".

Câu tục ngữ này đang được hiểu theo nghĩa rộng là ganh đua, học đòi, a

dua, bắt chước bất kể hoàn cảnh mỗi người, mỗi gia đình mỗi khác.

Lễ cưới hàng mấy trăm, phải đi vay nợ, vay lãi. Cưới xong, cầm cố cả

ruộng vườn, kéo cày trả nợ. Đám ma làm linh đình, ăn uống hai ba ngày
bên cạnh quan tài chưa ra đồng. Lễ mừng thọ ông bà cha mẹ lên lão, hình
thức phô trương, tiệc tùng cỗ bàn ê hề, dù thực sự ngày thường, các cụ đâu
có được chăm nom tử tế, nhưng đến ngày này, lại cố tình làm ra vẻ hiếu hảo
để che mắt thế gian. Đang yên lành, cũng đào mộ lên xây lại, nào đá rửa, đá
ốp, nào thuê thợ ở tỉnh về, nào mở tiệc làm cỗ... khiến nhiều nghĩa trang
thành một khu vực cao thấp, xanh đỏ tím vàng, hai cấp, ba cấp, cái mộ như
cái lăng...mặc cho bồ thóc trong buồng đã vơi, ngày ba tháng tám sắp tới
chưa biết trông vào đâu.

Người được mời, là chúng ta đây, thật khó xử, khó nghĩ, phân vân... mỗi

khi nhận được cái thiếp hay lời mời trong những "tức nhau tiếng gáy" đó.
Không đi không được. Nhưng đi tay không cũng không được. Thế là vèo
bay cả tháng lương hưu sau khi nhận được, dăm ba cái thiếp đó trong một
tháng.

Xưa nay, chẳng ai khen người đua đòi, khoe khoang, hợm hĩnh. Càng

không khen ai có tí chức quyền, cố bày vẽ để thu lợi trong những công việc
đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.