NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 119

57

HỘI CHEN

N

gày xưa ở Nga Hoàng, Kinh Bắc, cứ xuân về lại có Hội Chen. Đang tế

lễ trang nghiêm, bỗng ồn ào rộ lên. Đó là lúc Chen bắt đầu. Lúc đầu trai
chen gái, đàn ông chen đàn bà, cụ ông chen cụ bà. Cứ tìm từng đôi mà
chen, bật ra bờ ruộng, luỹ tre, bờ giếng, bờ đê hoặc chỗ vắng vẻ cũng
không sao. Đột nhiên, cuộc Chen dừng, cuộc tế lễ tiếp tục. Lúc sau, lại rộ
lên cuộc Chen. Bây giờ, ngược lại, gái chen trai, đàn bà chen đàn ông, cụ
bà chen cụ ông, chen ngã ra cũng được, chen đến đứt cúc áo cũng không
sao, và chen khuất đi đâu cũng không ai cần biết, chỉ thấy tiếng cười rúc
rích. Sau đó, cuộc tế lễ lại tiếp tục. Thêm nữa, khách đến hội, cũng bị chen
như thế, người chen xin phép chủ nhà nơi khách nghỉ, hoặc xin phép khách
một câu rồi... bắt đầu chen... khách chỉ còn biết "chịu trận". Từ 1945, tục nệ
này mất hẳn. Nhưng hình như tính thích chen đã thấm vào một số người,
nên ta hay thấy mọi người thích chen nhau, có khi chen ngang, có khi chỉ
có vài người đứng mua vé, vài người lên toa xe... cũng thích chen nhau, ít
ai chịu nhường ai. Ở đây ít khi có tiếng cười vui như Hội Chen, mà thường
gây ra cảnh không đẹp mắt, cảnh khó chịu vì mất trật tự...

Lâu nay cảnh rồng rắn xếp hàng đã hầu như chấm dứt, từ đong gạo mua

dầu, đến bến tàu bến xe, vì dịch vụ đã khá, hàng hoá đã dồi dào, tàu xe
đúng giờ, đi lại dễ dàng... Nhưng thói chen lại vẫn còn rơi rớt ở một số ít
người nào đó. Có nên như thế không? Chỉ mấy người với nhau, làm gì mà
phải vội vàng chen nhau nhỉ? Chẳng lẽ không thể nhường nhịn nhau một
chút ư? Nếp sống văn hoá ở chỗ đông người, nơi công cộng không cho
phép mỗi người tuỳ ý chỉ nghĩ đến riêng mình như thế.

Hội Chen là cuộc vui, còn chen nhau nơi công cộng lại là thói xấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.