NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 196

92

ĂN DỖ VÀ ĂN GIỖ

N

gười Hà Nội và một số địa phương miền Bắc khi nói, không phân biệt

âm D và âm Gi, nên Ăn Dỗ và Ăn Giỗ nghe giống nhau. Thực ra, nội dung
của nó lại rất khác nhau.

Đi Ăn Giỗ là đi làm một nhiệm vụ long trọng của người họ hàng, con

cháu hoặc xóm giềng bạn bè thân quen. Đó là bữa cỗ kỷ niệm ngày mất của
một ai đó đã khuất, nay họp nhau mà tưởng nhớ, kèm theo là một bữa cỗ to
hay nhỏ. Nếu Ăn Giỗ mà chỉ có vài người trong gia đình, như có vẻ giấu
giếm, gọi là giỗ giúi thì không kể, còn đi Ăn Giỗ, được mời đi ăn giỗ phải
khăn áo chỉnh tề, kèm theo lễ vật và ăn uống cho đàng hoàng... Sự có mặt
là quan trọng chứ không phải mâm cỗ là quan trọng.

Còn Ăn Dỗ lại hoàn toàn khác. Đó là chị hay anh ăn ghẹ vào phần của

em, bé hơn mình, được ưu tiên hơn mình, như một món quà ngon, một món
thức ăn quí hơn, ngon hơn, vì có ít nên phần cho em bé hơn, nhưng vì chị
hoặc anh thèm quá, ít khi được nếm, được ăn quá, nên cố xui em, dỗ em để
ăn một miếng, một tí của em.

Chị hoặc anh cũng biết là nhà mình nghèo, phải dành phần cho em bé,

không ghen tị. Nhưng thực ra, dù ít đến đâu, nếu bậc cha mẹ công bằng
hơn, vẫn có thể chia ra ít nhiều cho các con, lớn hay bé, mỗi người một ít.
Phải Ăn Dỗ thì cũng tủi thân lắm chứ, phần vì nhà nghèo, thiếu thốn, phần
nữa cũng thấy có gì đó không bình thường, không công bằng giữa những
người bé với nhau. Các bậc cha mẹ ít khi nghĩ đến điều này.

Thuở bé, Cô Tư ăn dỗ của em, em bé lúc đầu cho, nhưng sau lại tiếc, cứ

khóc ầm lên đòi trả, làm cô Tư xấu hổ khi mẹ nói "Sao con lại ăn dỗ của
em?", mà cô Tư không dám trả lời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.