NGƯỜI VIỆT TỪ NHÀ RA ĐƯỜNG - Trang 65

31

ĐÔI TAY

C

on người có hai cánh tay để lao động. Ngoài làm việc để kiếm sống,

sinh tồn, đôi tay cũng có lúc mang lại tiếng nói riêng, thể hiện thái độ trong
giao tiếp.

Bắt tay để tỏ thái độ vui mừng khi gặp gỡ, dù cái bắt tay mới nhập vào

nước ta mới chừng thế kỷ, và nay nó trở thành của toàn thế giới trong ứng
xử thông thường... Chắp hai tay trước ngực để tỏ lòng thành kính, chiêu
niệm như trong cầu nguyện, lễ Phật, đứng trước bàn thờ... Khi con tàu nổi
còi khởi hành, người đi tiễn giơ cánh tay lên vẫy vẫy... đó là lời hẹn gặp lại,
lời nhắn nhủ người đi, lời cầu mong chân cứng đá mềm, nỗi niềm nhớ
nhung. Người ra đi cũng thò đầu ra ngoài cửa sổ vẫy vẫy cánh tay đáp lại,
và cũng thầm nói những lời tương tự với người ở lại.

Ngày thường, cánh tay nói khác. Xong bữa, con em đưa chiếc khăn cho

cha anh, đưa một tay hay hai tay? Có người cho rằng đưa thế nào chẳng
được, miễn là chiếc khăn ấy đến được với người cần nó. Hoàn toàn không
phải thế.

Cô bán hàng đưa món hàng đã mua cho khách, đưa bằng hai tay khác rất

xa với đưa bằng một tay. Cũng vậy, học sinh nộp bài cho cô giáo, người vợ
đưa cốc nước cho chồng, người cấp dưới được bắt tay người cấp trên, bật
lửa cho bạn châm điếu thuốc một tay bật máy kèm một tay che lửa... cô bán
sách trả lại tiền thừa cho khách, người soát vé trên tàu đưa trả lại hành
khách chiếc vé đã kiểm tra xong... nếu đưa một tay thì cũng được, nhưng
không lịch sự, hơi khó coi, tỏ vẻ lãnh đạm, thờ ơ. Ngược lại nếu đưa bằng
hai tay thì trong đó là lời nói ngầm thái độ trang trọng, lịch sự, ân cần, cởi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.