nén nhỏ xíu và gửi hàng triệu viên vào không gian với hy vọng một viên có
thể bén rễ, gieo mầm sự sống của con người lên một hành tinh xa xôi? Công
nghệ này vẫn chưa có, nhưng chúng ta đang bàn đến nó như một lựa chọn
khả dĩ cho sự sinh tồn của con người. Và nếu chúng ta tính đến chuyện ‘gieo
mầm sự sống,’ thì lẽ tất nhiên là một dạng sống tiến bộ hơn có thể cũng đã
tính đến điều đó.”
Giờ Langdon thấy nghi ngại không biết Tiến sĩ Bennett sẽ đi đến đâu với
giả thuyết của ông ấy.
“Với điều này trong đầu,” ông tiếp tục, “tôi tin Edmond Kirsch có thể đã
phát hiện được một dấu hiệu gì đó của sinh vật lạ - là vật lý, hóa học, hay số
hóa thì tôi không biết - chứng minh rằng sự sống trên Trái Đất được gieo
mầm từ vũ trụ. Tôi cần đề cập rằng Edmond và tôi từng có một cuộc tranh
luận về chuyện này vài năm trước. Anh ấy không hề thích giả thuyết vi
khuẩn vũ trụ bởi vì anh ấy tin, cũng như nhiều người, rằng chất liệu di
truyền không thể sống nổi trong nhiệt độ và bức xạ chết người sẽ gặp phải
trong hành trình dài tới Trái Đất. Về mặt cá nhân, tôi tin rằng hoàn toàn khả
thi để bao kín ‘những hạt mầm sự sống’ này trong các khoang bảo vệ chống
bức xạ và bắn chúng vào không gian để đưa người đi khắp vũ trụ theo một
hình thức tạo nguồn gốc sự sống từ vũ trụ có công nghệ hỗ trợ.”
“Được rồi,” phát thanh viên nói, trông có vẻ bồn chồn, “nhưng nếu ai đó
phát hiện được bằng chứng rằng con người đến từ một vỏ hạt gửi tới từ vũ
trụ thì khi ấy điều đó có nghĩa là chúng ta không hề đơn độc trong vũ trụ.”
Cô ngừng lại. “Mà, đáng kinh ngạc hơn nhiều…”
“Vâng?” Tiến sĩ Bennett mỉm cười lần đầu tiên.
“Nó có nghĩa là bất kỳ ai gửi các khoang đó sẽ phải… giống như chúng
ta… loài người!”
“Phải, cũng là kết luận đầu tiên của tôi.” Nhà khoa học ngừng lời. “Rồi
Edmond trao đổi thẳng với tôi. Anh ấy chỉ ra những sai lầm trong cách nghĩ
đó.”
Câu này khiến phát thanh viên không chú ý. “Vậy niềm tin của Edmond là
bất kỳ ai gửi những ‘hạt mầm’ này đều không phải là con người? Làm sao