với các biến thể của cây mơ lai ghép với các biến thể nhất định của cây
mận.
Như ông Gartner phát hiện ra đôi khi có những khác biệt về bản chất trong
các cá thể khác nhau của cùng hai loài khi lai ghép; vì thế ông Sagaret tin
điều này đúng với những cá thể khác biệt của hai loài cố định khi đem lai
với nhau. Như trong các lai ghép trao đổi, yếu tố hỗ trợ thường rất không
đồng đều, như đôi khi nó trong lai ghép thường, ví dụ cây lý gai phổ biến
không thể ghép với cây lý chua, trong khi đó thì cây lý chua lại có thể, mặc
dù khó khăn, ghép với cây lý gai.
Chúng ta đã thấy tính vô sinh của cá thể lai thế hệ sau, mà có hệ thống sinh
sản không hoàn thiện, là một trường hợp rất khác biệt so với sự khó khăn
của việc giao phối hai loài thuần chủng, mà có bộ phận sinh sản hoàn hảo;
song hai trường hợp khác biệt này trong một chừng mực nào đó là song
song. Có cái gì đó xuất hiện trong sự lai ghép; vì ông Thouin đã tìm thấy ba
loài của Robinia, sinh hạt giống dễ dàng trên các rễ cây của chúng, và có
thể lai ghép không có gì khó khăn đáng kể với loài khác, vì thế khi chiết
ghép thì trở nên vô sinh. Mặt khác, một loài của Sorbus, khi chiết ghép với
loài khác thì cho ra quả nhiều gấp hai lần so với khi tự ra quả bằng rễ của
chúng. Hiện tượng này giúp chúng ta nhớ lại trường hợp vô cùng khác
thường của Hippeastrum, Lobelia... cho hạt giống dễ dàng hơn khi thụ phấn
với loài khác hơn là khi thụ phấn của bản thân nó.
Do vậy chúng ta nhận thấy rằng mặc dù có một khác biệt rõ ràng và cơ bản
giữa khả năng bám dính đơn thuần của các cá thể lai ghép, và sự kết hợp
của nhân tố giống đực và giống cái trong quá trình sinh sản, và rằng có một
mức độ thô của sự tương quan trong kết quả chiết cành và lai loài khác biệt.
Và do chúng ta phải nghiên coi các quy luật phức tạp điều chỉnh yếu tố hỗ
trợ giúp các cây có thể chiết ghép với nhau nhưng là phụ thuộc vào các
điểm khác biệt được biết đến trong hệ thống dinh dưỡng của chúng. Tôi tin
các quy luật điều chỉnh yếu tố hỗ trợ của các cá thể lai thệ hệ đầu là phụ