CHƯƠNG XI PHÂN BỐ ĐỊA LÝ
Tình trạng phân bổ hiện tại không thể là do sự khác nhau về điều kiện vật
lý- Tầm quan trọng của các giới hạn- Sự giống nhau của các sinh vật ở
cùng một lục địa- Các trung tâm của sự tạo thành- Các phương tiện phân
tán, bằng cách thay đổi khí hậu và điều kiện đất, và các biện pháp được áp
dụng tùy theo thời điểm khác-Sự phân bố theo địa lý trên thế giới trong thời
kỳ Băng hà Khi xem xét sự phân bố của các sinh vật có tổ chức trên bề mặt
trái đất, chúng ta sẽ thấy ngay một thực tế rằng, sự tương đồng hoặc không
tương đồng giữa các cư dân trên các vùng khác nhau không thể do điều
kiện tự nhiên và nhiệt độ giữa các vùng đó. Hầu hết tất cả các tác giả đã
nghiên cứu về vấn đề này cũng đều đi đến kết luận như vậy. Chỉ riêng
trường hợp của Mỹ cũng đã đủ để chứng minh cho thực tế này: Nếu không
tính đến vùng phía bắc- nơi quá trình băng hóa đất đai diễn ra liên tục-thì
tất cả các tác giả đều thống nhất rằng một trong nhữnng sự phân bố cơ bản
nhất về địa lý là giữa vùng Cựu lục địa và Tân thế giới. Nhưng nếu đi hết
các vùng lục địa của Mỹ, từ miền Trung nước Mỹ đến điểm cực nam,
chúng ta sẽ gặp các điều kiện sống hầu như rất khác nhau; từ các vùng ẩm
ướt nhất, đến những sa mạc khô cằn, những dãy núi cao sừng sững, những
thảo nguyên cỏ xanh, những rừng già, đầm lầy, hồ và các sông lớn..., mỗi
nơi có một kiểu khí hậu khác nhau. Khó có một kiểu khí hậu hay điều kiện
sống nào không tồn tại song song giữa vùng Cựu lục địa và vùng Tân thế
giới- ít nhất là các loài có thể di chuyển từ hai vùng không có những khác
nhau cơ bản về điều kiện sống, rất khó tìm thấy những loài có điều kiện
sống hoàn toàn khác biệt, ràng các điều kiện đó chỉ khác nhau chút ít. Ví
dụ, vùng Tân thế giới nóng hơn so với Cựu lục địa, nhưng ở đó không có
các loài động thực vật khác hoàn toàn. Tuy vậy, các sản phẩm sống giữa hai
vùng này thì khác nhau khá nhiều.
Ở bán cầu nam, nếu chúng ta so sánh các miền đất rộng lớn ở Ôxtrâylia,
Nam Phi và miền tây Nam Mỹ, giữa vĩ độ 25° và 35°, chúng ta sẽ thấy có