được thụ phấn, có một nhụy trong một trạng thái sơ khai, các bộ phận khác
phát triến tốt và được bao phủ bởi các lông mao như trong các hoa cánh
kép khác, nhằm quét phấn hoa ra khỏi các nhụy hoa lân cận.
Do đó có thể nói, một cơ quan có thể trở thành sơ khai cho mục đích thích
hợp của nó, và được sử dụng cho một đối tượng khác. Ngoài ra còn có các
ví dụ tương tự khác.
Các cơ quan sơ khai trong cá thể của các loài phụ thuộc vào sự thay đổi
trong độ phát triển và trong các khía cạnh khác. Hơn nữa, các loài họ hàng,
mức độ sơ khai của các bộ phận cũng khá nhiều. Ví dụ như trạng thái cánh
của các con mối cái trong các nhóm nhất định. Các cơ quan sơ khai có thể
bị loại bỏ hoàn toàn; và điều này ngụ ý vì chúng ta thấy hoàn toàn không
gìm thấy một cơ quan nào đó trên một cơ thể vì nó đã biến mất. Đối với cây
hoa mõm chó hầu như không tìm thấy nhị hoa thứ năm; nhưng đôi khi lại
có thể nhìn thấy. Trong việc lần theo dấu vết các sự tương hợp của cùng bộ
phận trong các thành viên khác nhau của một lớp, không gì là chung hơn,
hoặc cần thiết hơn, việc sử dụng và khám phá ra các cơ quan sơ khai. Điều
này được cho thấy trong các bản vẽ của Owen đưa ra về xương đầu và
xương chân của ngựa, con bò, con tê giác.
Đó là một dẫn chứng quan trọng về các cơ quan sơ khai, như răng trong ví
dụ nói trên và ở cá voi và loài ruminants, thường đợc phát hiện ra trong
phôi thai, nhưng về sau biến mất hoàn toàn bộ .Tôi tin rằng đây cũng là một
quy luật phổ biến mà một phần sơ khai của cơ quan lớn hơn tiếp tục được
chia ra trong phôi thai, hơn là trong thể trưởng thành; và ở cơ quan ở động
vật nhỏ ít sơ khai hơn, hoặc thậm chí không biết là đang trong độ sơ khai
nào.
Bây giờ tôi sẽ trình bày về các nguyên nhân dẫn đến các cơ quan sơ khai.
Trong khi đó số các cơ quan là hoàn hảo thì những cơ quan sơ khai này lại
vô dụng và không còn giá trị nhiều cho sinh vật sở hữu nó. Trong các công
trình về lịch sử tự nhiên, các cơ quan sơ khai nói chung được nói là đã được