NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 261

VI. Mặc quần, đội nón, dùng khăn

Người đàn ông Trung Hoa mặc quần trước đời Hán. Đàn ông Việt Nam

thì cho đến đời Ngũ Đại, chưa mặc quần (theo Annam chí nguyện của Cao
Hùng Trưng). Có lẽ họ mặc sà rong như hầu hết người Mã Lai ngày nay.

Nhưng cứ bằng vào thuyết của sử gia Nguyễn Phương thì vào thời Ngũ

Đại, người Tàu đã tràn ngập xứ nầy rồi, không còn người Lạc Việt nữa, thì
sao đám người Tàu ấy lại không mặc quần thì thật khó hiểu.

Nông dân Hoa kiều ở miền Nam luôn luôn đội nón đan bằng máy và từ

chối nón lá của nông dân ta. Cái nón mây của họ cũng khác nón mây của
phu phen Hoa kiều ở thành phố. Nón có khoét lỗ ở giữa, đầu người đội nón
phơi gần trọn vẹn dưới nắng. Họ chỉ cần che mắt, che mặt, chớ không che
đầu.

Họ vẫn có khăn như ta, nhưng không dùng để chít đầu mà dùng về đủ thứ

việc. Đó là khăn ích bụ, hình chữ nhựt, ba tấc Tây, trên tám tấc. Dầu sao
khăn cũng là một món y phục của họ, sự kiện ấy cắt nghĩa sự hiện diện của
danh từ Cân trong ngôn ngữ của họ, nhưng lại đồng thời chứng minh rằng
họ dùng khăn khác ta quá xa. Ta dùng khăn để chít đầu, còn họ thì dùng
khăn như Tây dùng cái tablier.

Khoa dân tộc học ngày nay thiên về quan sát cảnh đang sống của các dân

tộc hơn là nghiên cứu sách vở và những gì chúng tôi nói ra trong chương
phong tục nầy, đều là những ghi nhận quan sát tại chỗ từ non nửa thế kỷ
nầy, nhứt là về cái khăn của người Trung Hoa.

Có thế nào người Trung Hoa sang đây rồi nhiễm phong tục man di, bỏ

mũ, chít khăn hay không? Về lý thuyết thì rất có thể, nhưng theo thực tế thì
không, bằng vào những quan sát tại chỗ ghi chép trên đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.