NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 709

Khả Nam Om: Hai

Biểu số 95

Việt Nam: Nhị
Khả Boloven: Bư
Cao Miên: Phải
Cổ ngữ Mân Việt: Ni, Nò
Bà Na: Nyi
Cổ ngữ Ba Thục: Nhi
Cổ ngữ Tây Âu: Dzi
Quảng Đông: Dzi
Tây Tạng: Ngi

Chữ Nhị nầy là một hình thức đề kháng của người Tây Âu khi họ bị đồng

hóa thành Trung Hoa ở Quảng Đông. Đó cũng là danh từ chung của Mã Lai
gốc Tây Tạng song song với danh từ Hai. Riêng Việt Nam, ta vừa dùng Nhị
vừa dùng Hai. Đồng thời về Hán Việt ta cũng đề kháng mà nói Nhị chớ
không nói theo Trung Hoa là Ơl.

Tất cả các nhóm Trung Hoa đều nói Ơn, Ờn, Ớn, chỉ trừ Mân Việt và

Quảng Đông vì bị đồng hóa sau hết nên còn giữ được Ni, Dzi. Riêng nhóm
Khách Gia tức Hakka, tức Hẹ, là Ba Thục, bị đồng hóa trước khi Tần Thỉ
Hoàng lên ngôi, nhưng đây là nhóm chạy xuống lánh thân ở Quảng Đông
nên cũng cứ giữ được Nhi của họ.

Biểu số 96

Việt Nam: Ba
Mường: Pa
Mạ: Pê
Sơ Đăng: Pii
Cao Miên: Pee
Khả Nam Om: Pa
Khả Boloven: Pê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.