Nam vì thời xưa làm gì có người Nam. Thế mà Nam có Va, Khả có Rà, tức
Bắc đã đánh mất đại danh từ Va.
Bằng chứng họ là Bắc, thấy được trong danh từ Harak của họ và của Sơ
Đăng mà miền Bắc biến thành Hắc (Lào), miền Nam nói theo Chàm là Lác.
Nhận xét
Những danh từ Acho là con chó, Aka là con cá, Sula là Lá cho ta thấy rõ
tiếng Việt thượng cổ nhị âm, y hệt như Mã Lai ngữ.
Và bằng vào danh từ Tua là ngôi sao, ta biết Khả ngữ là Việt ngữ tối cổ.
Có hai danh từ rất ngộ nghĩnh là đại danh từ ngôi thứ nhứt hồi thượng cổ,
là Ai, nơi người Khả chớ không phải là Tôi như ngày nay. Hồi Trung cổ,
theo các sách của các cố đạo thì ngôi thứ nhứt cũng không phải là Tôi mà là
Min, hình thức ban đầu của Mình. Tiếng ta biến đổi sâu xa mà ta không dè.
Ngôn ngữ đã cho thấy rõ họ là người Việt, cổ hơn người Mường.
Theo ông Bernardie thì người Khả không có man di chút nào hết, bằng
chứng là người Lào thích vào xứ Khả để biến thành người Khả. Ông nói các
nhà bác học Tây phương bảo rằng người Khả đã bị Lào hóa nhưng ông chỉ
thấy người Lào bị Khả hóa mà thôi.
Những người Khả mà chúng tôi tạm gọi là Khả văn minh, tức người Khả
không trốn tránh, ra mặt sống như người Ai Lao, thì lanh lợi và giỏi giang
hơn người Ai Lao.
Có một điểm ly kỳ là màu da thổ chu của dân Lạc Điêu Đề ấy, mặc dầu
ăn khớp với quốc hiệu Xích Quỷ, nhưng không hề thấy cổ thư Trung Hoa
nào tả dân nào có màu da thổ chu hết.