Chúng ta thật may mắn. Chúng ta có thể thấy ngay các nhãn
hiệu phát triển đa dạng như thế nào chỉ trong một thời gian ngắn.
Hãy cùng xem ngành máy tính. Năm 1946, một nhóm các kỹ sư ở
trường Đại học Pennsylvania cho ra đời phát minh với tên gọi là
ENIAC, đó là một chiếc máy tính kỹ thuật số điện tử hoàn chỉnh
đầu tiên với các tính năng sử dụng chung nhất.
Xây dựng nhãn hiệu trong kỷ nguyên máy tính
Việc giới thiệu chiếc Univac của Remington Rand vào năm 1951
và một thời gian ngắn sau đó là chiếc máy tính lớn của IBM đã
đánh dấu bước khởi đầu của kỷ nguyên máy tính - kỷ nguyên hiện
đang diễn ra.
Chỉ trong vòng chưa đến 50 năm trở lại đây, thế giới đã chứng
kiến sự ra đời của một loạt các sản phẩm: máy tính mi ni, máy tính
cỡ vừa, máy tính cá nhân, máy tính mạng, máy tính xách tay và hàng
ngàn các sản phẩm phần mềm khác như báo điện tử, thư thông báo
điện tử, các trang mạng (web), Internet và vô số các công ty tư vấn
về máy tính.
Sự phát triển mạnh mẽ của cây ngành máy tính và các nhánh
ngành dịch vụ kèm theo đã tạo ra các nhãn hiệu lớn mạnh và đắt giá
như IBM, Unisys, Hewlett - Packard, Sun Microsystem, Siebel,
Oracle, SAP, Dell, Apple, Palm, Intel và Microsoft.
Chỉ riêng thân cây của ngành này (IBM) đã trị giá 167 tỷ đô la trên
thị trường chứng khoán, 11 công ty khác trị giá 852 tỷ đô la và chưa kể
đến hàng ngàn những nhánh công ty khác nữa.
Sẽ thật là thú vị nếu chúng ta thử dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra
nếu IBM đưa ra các nhãn hiệu khác nhau cho từng lĩnh vực kinh
doanh của họ. Liệu IBM có trở thành một Procter & Gamble của