photocopy. Theo Phó Chủ tịch tập đoàn này thì, “Canon cần sự hiện
diện của máy tính cá nhân để tận dụng những công nghệ tích hợp của
máy tính, máy in, máy copy và máy fax”.
Mọi chuyện đã được khẳng định tại cuộc trưng bày năm 2004 ở
Las Vegas thu hút tới hơn 111.000 người tham gia và 2.500 nhà trưng
bày. Theo tờ Newsweek, “Triển lãm hàng điện tử gia dụng ở Las
Vegas đã thống nhất rằng chiến lược “tích hợp kỹ thuật số” vốn
được cam kết từ lâu cuối cùng đã được thực hiện”.
Tại triển lãm Las Vegas, các tập đoàn điện tử hàng đầu của Nhật
đã tập trung vào một chủ đề tích hợp được gọi là mọi lúc, mọi nơi -
ubiquity. Theo tờ Tạp chí phố Wall, “Theo nghĩa gần nhất,
“ubiquitous” - hay khả năng có mặt ở khắp mọi nơi trong cùng một
lúc - chỉ một mạng lưới các thiết bị cơ khí, thứ mà các công ty Nhật
rất nổi tiếng, để truyền thông tin… Nhưng với những ai đã biết
thì “ubiquitous” miêu tả một tầm nhìn toàn diện mà mọi thứ - từ
những củ khoai tây, con người tới rác thải - đều được kết nối với
một mạng lưới rộng lớn có thể tiếp cận được ở bất cứ đâu, bất cứ
khi nào”.
Chiếc radio đồng hồ Hath Wrought là gì?
Liệu quan điểm tích hợp điên rồ này có thể xuất phát từ chiếc
radio đồng hồ mà ở đâu cũng có không? Nếu vậy, có lẽ nên xem
xét lại sản phẩm tích hợp này một lần nữa. Liệu chiếc radio đồng
hồ này có thực sự mang tính cách mạng đến thế không?
Có bao nhiêu chiếc đồng hồ trên thế giới có dấu hiệu của
radio? Rất ít. Có bao nhiêu chiếc radio trên thế giới có gắn đồng
hồ? Rất ít. Đây không phải chiếc radio đồng hồ mà cả thế giới
yêu quý, đặc biệt là những chiếc trong phòng khách sạn, mà không
ai ở Mỹ biết cách sử dụng. “Tôi có bằng cử nhân kỹ sư công nghiệp