Liên Xô quyết tâm thiết lập chế độ Cộng sản ở Đông Âu. Trong diễn văn
'Nguồn tiếp sức cho Hòa Bình' tại Đại học West - minster ở Fulton,
Missouri (Mỹ) ngày 5/3/1946 , Winston Churchill (lúc này không còn là thủ
tướng, nhưng vẫn có tiếng nói mạnh mẽ trên chính trường Anh) phản đối
việc Stalin lập 'Bức màn sắt' ở Đông Âu, coi đó là biểu tượng chia cắt Châu
Âu. Churchill kêu gọi Mỹ ngăn chặn Stalin lôi các nước Tây Âu vào bên
trong bức màn sắt.
Bản tiếng Trung Quốc in sai là Georger Tanya. Người dịch đã tra cứu lại,
tên chính xác là Georger Santayana, 1863 - 1952, nhà thơ và triết gia Mỹ
gốc Tây Ban Nha. Câu cách ngôn này nguyên văn là 'Those who cannot
remember the past are condemned to repeat it'. (Ai quên quá khứ thì sẽ bị
lên án là lặp lại quá khứ). Nguồn: ' The Life of Season'.
Dự án 'Hai đạn, một vệ tinh': tiếng Trung Quốc là 'Lưỡng đạn nhất tinh':
ban đầu là bom nguyên tử, tên lửa và vệ tinh tinh nhân tạo. 'Đạn' thứ nhất là
bom nguyên tử, sau diễn biến thành bom nguyên tử và bom khinh khí. 'Đạn'
thứ hai là tên lửa. 16/10/1964 Trung Quốc thử thành công nổ quả bom
nguyên tử đầu tiên; 17/6/1967 thử thành công nổ bom khinh khí; 24/4/1970
phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên.
4\. Ohmae Kenichi: (sinh năm 1943), tiến sĩ vật lý hạt nhân, nhà quản lý
học, nhà bình luận kinh tế nổi tiếng, từng phụ trách công ty Mekin - sey
company... Tác phẩm tiêu biểu có: 'Thế giới không biến giới', 'Tương lai lớn
của sân khấu toàn cầu'.
5\. 'Khi Trung Quốc thống trị thiên hạ': sự trỗi dậy của Vương quốc trung
ương và hồi kết của thế giới phương Tây' tức sách When China Rules the
world: The Rise ò the Middle Kingdom end the End oF the Western World,
xuất bản năm 2009. Tác giả Martin Jacques, người Anh, sinh 1945, học giả
và nhà báo, hiện là cây bút bình luận của báo The Times, giáo sư thỉnh
giảng của Đại học Nhân dân Bắc Kinh.
6\. 'Thời báo Hoàn cầu': Một phụ trương của Nhật Báo Nhân Dân, cơ quan
của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc
'Số không hạt nhân toàn cầu': tiếng Anh là Global Zero