Vừa chạm phải ánh mắt của gã, huyết áp của Wakatsuki đột ngột tăng
lên, tim đập thùm thụp như đánh trống.
Có lẽ nào, ác mộng thực sự bây giờ mới bắt đầu…
Lời bình
Kitakami Jiro
Trong số những giải thưởng dành cho các tác giả trẻ thuộc mảng giải trí
gần đây, đi ngược lại mọi dự đoán, có lẽ thành công nhất chính là giải
thưởng Tiểu thuyết Kinh dị Nhật Bản. Tôi nói “đi ngược dự đoán”, ấy là
bởi dòng tiểu thuyết kinh dị liệu có thực sự phát triển được hay không?
Những tiểu thuyết kinh dị hiện đại nước ngoài của các tác giả như Stephen
King, Koontz hay ngay cả McCammon cũng đã từng thu hút số đông độc
giả, song không có nghĩa thể loại mới sẽ bén rễ ở Nhật Bản. Điều này khiến
tôi nhớ về dòng tiểu thuyết mạo hiểm. Tiểu thuyết của Alistair MacLean
được độc giả trong nước nhiệt liệt chào đón nhưng khi tác giả Nhật bắt tay
vào viết thì phải mất một thời gian dài mòn mỏi để phát triển. Dẫn chứng
cụ thể, bộ phim Đại náo thành Nauarone dựa trên nguyên tác của MacLean
đã tạo cơn sốt vào đầu thập niên 1960, trong khi đó, mãi đến đầu thập niên
1980 thì tiểu thuyết mạo hiểm của Nhật mới phát triển. Một thể loại mới
phải rất khó khăn mới phát triển được và có chỗ đứng vững chắc trong gu
đọc của cả một quốc gia. Vì lẽ đó, khi có những giải thưởng dành cho tiểu
thuyết kinh dị Nhật Bản, sẽ không quá vô lý nếu cho rằng còn quá sớm để
những tác phẩm ấy được nhân rộng. Nhưng thử nhìn lại hiện thực, tôi mới
thấy mình đã hiểu lầm tai hại. Tôi vô cùng ngạc nhiên trước sự xuất hiện
của các tài năng, mở đầu là Sena Hideaki với Parasite Eve, rồi Kobayashi
Yasumi với Thợ sửa đồ chơi. Thật tuyệt với vì những cây bút trẻ đầy tài
năng của dòng tiểu thuyết kinh dị đã có mặt trên khắp nước Nhật và lần
lượt được xướng tên như thể đã chờ đợi giải thưởng này từ lâu. Tôi tự cảm
thấy xấu hổ bởi không hề nắm bắt được luồng sinh khí của thời đại.
Nhà đen của Kishi Yusuke là cuốn tiểu thuyết đã đánh bại một kẻ từng có
thành kiến như tôi. Đây là truyện dài đoạt Giải thưởng Tiểu thuyết Kinh dị