Mới đây, khi diễn thuyết trên một diễn đàn dành cho các CEO,
tôi đã đề nghị các nhà lãnh đạo hãy thành thật thừa nhận công khai
nhược điểm của mình với mọi người trong tổ chức. Sau khi kết thúc
bài thuyết trình, một CEO tới chỗ tôi và nói, anh ta muốn thảo luận
thêm về lời khuyên đó.
“Tôi không thể tin ngài lại đề nghị chúng tôi nói nhược điểm của
mình cho người khác biết”, anh ta nói, “Tôi cho đó là một ý tưởng
tồi.”
Khi tôi hỏi vì sao, anh ta trả lời: “Một lãnh đạo không bao giờ được
để lộ nhược điểm hay nỗi sợ hãi. Anh ta nên kiểm soát, chỉ huy. Nếu
không, mọi người sẽ mất niềm tin vào anh ta.”
“Tôi nghĩ anh đang là nạn nhân của một giả định sai lầm”, tôi trả
lời.
“Như thế là sao?” anh ta hỏi lại.
Anh cho rằng nhân viên không biết nhược điểm của anh, tôi giải
thích, Tôi không đề nghị anh thừa nhận nhược điểm để cung cấp
cho các nhân viên thông tin họ chưa có. Tôi đề xuất như vậy là vì
việc đó chứng tỏ cho mọi người thấy, anh biết những nhược điểm
của mình.
Những người sát cánh bên bạn luôn biết rõ nhược điểm và những
hạn chế của bạn. Nếu bạn nghi ngờ điều đó, hãy hỏi họ! Khi bạn
thành thật thừa nhận những thiếu sót của mình, bạn trở nên gần
gũi và đáng tin cậy hơn trong mắt nhân viên. Và khi bạn phạm sai
lầm, hãy nhận lỗi và nhanh chóng xin tha thứ. Không có điều gì
làm nguôi giận nhanh hơn thế và cũng không có điều gì chuẩn bị
cho một mối quan hệ tốt đẹp hiệu quả hơn thế.
2. Xin lời khuyên