không biết tại sao vị du tăng ấy lại biết trước đây còn làm nghề bán bánh.
Ông ta vẽ một vòng tròn nhỏ, ý hỏi: bánh nhà ngươi to cỡ nào? Con dang
hai tay, ý trả lời: Có to lớn gì đâu! Ông ta chỉ tay, ý hỏi: Một cái giá mấy
ngàn? Con giơ năm ngón tay, ý trả lời: Năm ngàn. Ông ta lại giơ ba ngón
tay, ý hỏi: Vậy ba ngàn có được không? Con chỉ tay vào mắt, ý trả lời:
Không được, ông không phân biệt được bánh ngon, bánh dở à! Không ngờ,
ông ta lại bỏ đi”.
Sư Vô Tướng nghe rồi, nói: “Tất cả đều là Pháp, tất cả đều là Thiền! Này,
Sa di, người có hiểu không?”
Sa di ngơ ngẩn, đứng lặng.
Người ta nói :
Phật pháp xem trọng cơ duyên. Mà Thiền, chính là cơ duyên. Nếu hiểu
được như vậy, thời không lúc nào là không Thiền, không chỗ nào là không
Thiền, không người nào là không Thiền, không chuyện gì là không Thiền.
Còn nếu không hiểu, thời nói năng huyên thiên không can hệ gì đến Thiền.
Trong lịch sử Thiền, có thuyết trà của sư Triệu Châu, thuyết bánh của sư
Vân Môn, đó đều là Thiền cả. Tục ngữ có câu “Người nói vô tâm, người
nghe hữu ý”, cho nên sư Vô Tướng nói tất cả đều là Pháp, tất cả đều là
Thiền vậy.
(Theo Chan Gushi)