Lý Văn Phức
Nhị Thập Tứ Hiếu
Giới thiệu và Kết luận
Để giới thiệu truyện Nhị Thập Tứ Hiếu trong phần Khai Mào, Lý Văn Phức
đã nói qua về sự hiếu thân là trọng trong đạo làm người. Con người quên
công sinh thành của cha mẹ không còn xứng đáng đứng trong trời đất nữa:
Người tai mắt đứng trong trời đất,
Ai là không cha mẹ sinh thành,
Gương treo đất nghĩa trời kinh,
Ở sao cho xứng chút tình làm con.
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết
Thì suy ra trăm nết đều nên,
Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,
Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu
.
Trong phần Kết luận, tác giả tóm tắt lại những ý chính trong bao nhiêu
truyện của các bậc hiếu tử, từ những người đỗ đạt ra làm quan cho đến
những hạng thứ dân, không ai có thể vượt qua đạo lý cổ nhân, và không ai
quên được Tam cương và Ngũ thường. Cho nên, mọi người đều phải xem
chữ hiếu là trọng:
Bấy nhiêu cổ tích cổ nhân về trước.
Cách nghìn xưa như tạc một lòng,
Kể chi kẻ đạt người cùng,
Lọt lòng ai trốn khỏi vòng di luân,
Buổi công hạ cảm thân dày đội,
Xa hương quan gần cõi Thánh Hiền,
Trông vào những thẹn bóng đèn,
Muốn lưu gia phạm, nên truyền quốc âm