ra ở đó.
Ngôi đền Mỹ Lệ là một loại học đường hay trường Đại học, nhưng nó
không phải lo về mặt trí dục mà thôi, mà còn nhằm đào tạo nhân cách trên
một phương diện đồng đều, toàn diện. Tất cả những nghệ thuật và khoa học
đều được xử dụng để đào tạo nên một linh hồn cao thượng và một thể xác
kiện toàn cho các học viên để chuẩn bị cho họ trở nên những người công dân
có khả năng, hầu có tích cực hoạt động cho xứ sở. Ngôi đền này còn là
trường huấn luyện về mặt tôn giáo và đạo đức tâm linh. Ngôi đền này có bảy
trung tâm đào tạo có kỷ luật, theo quy mô của bảy Luân Xa hay bí huyệt
trong trong cơ thể con người. Điều này cho ta thấy rằng chương trình học tập
và kiến trúc của ngôi Đền được quan niệm trên sự hiểu biết sâu xa về khoa
Huyền Môn.
Một trong những ngành hoạt động của ngôi đền Mỹ Lệ là vấn đề hướng
nghiệp căn cứ trên nền tảng tâm linh. Nhiều người trong kiếp này chú trọng
đến vấn đề hướng thiện, phát triển nhân cách, hoặc đào tạo nhân phẩm bằng
nghệ thuật và tôn giáo, khi truy nguyên ra thì được biết rằng trong kiếp
trước, họ là những giáo sư hay sinh viên đã từng theo học ở ngôi đền Mỹ Lệ
hồi thời cổ Ai Cập.
Còn Đền Hy Sinh thì có vẻ giống như một bệnh viện, trong đó người ta áp
dụng những kỹ thuật điện khí nhằm mục đích giải phẫu và chữa bịnh (có lẽ
do người Atlante truyền lại). Phép chữa bịnh này theo một nguyên tắc chính
là kiện toà thể xác và cải tiến giống nòi, vì người ta gọi trung tâm này là
Đền, có ngụ ý một sự hướng dẫn tâm linh.
Dưới đây là trường hợp của một y sĩ chuyên môn chữa bịnh đau khớp
xương. Cuộc soi kiếp cho biết rõ bốn tiền kiếp của ông, mà ba kiếp có ảnh
hưởng đến phương diện nghề nghiệp của ông trong kiếp này. Ông đã từng
làm y sĩ ở Mỹ Châu lúc ban sơ và có giao thiệp với người thổ dân xứ ấy, nhờ
đó mà y học được phép chữa bịnh theo lối tự nhiên và bằng chất thảo mộc.
Trong các cuộc soi kiếp, nếu người nào trước kia đã từng có tiếp xúc chặt
chẽ với người thổ dân châu Mỹ, hoặc chính họ là những người thổ dân da đỏ