Cũng trong ngày 15.8.1975, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận đã
bị công an bắt, nhưng không phải đưa về Nha Trang như Mai Chí Thọ đã
tuyên bố mà đưa đi biệt giam nhiều nơi ở Saigon. Ngày 8.12.1976, tôi bị
Việt Cộng giải ra Bắc và tôi đã gặp Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn
Thuận cũng bị giải đi trên một chuyến tàu với tôi, nhưng khi đến Hải
Phòng, Ngài bị đưa ra trại Vĩnh Phú, còn tôi bị chuyển vào Thanh Hóa. Sau
một thời gian giam giữ, nhờ sự can thiệp của các tổ chức quốc tế và Tòa
Thánh La Mã, năm 1982 Ngài được đưa đến quản thúc tại giáo xứ Giang
Xá cách Hà Nội khoảng 20 cây số cho đến ngày 21.11.1988 thì được phóng
thích, nhưng đặt trong tình trạng quản chế. Năm 1991 Ngài bị cưỡng bức
xuất ngoại và hiện nay đang ở La Mã. Hà Nội cương quyết không cho ngài
về kế vị Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình hay làm Tổng Giám Mục
bất cứ nơi nào.
2.- Khống chế các giáo sĩ có uy tín
Song song với các vụ trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre
và Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, nhà cầm quyền Cộng Sản
cũng chú ý đến các giáo sĩ có khả năng lãnh đạo các cuộc chống đối chính
phủ như Linh mục Hoàng Quỳnh, Linh mục Trần Hữu Thanh và Linh mục
Đinh Bình Định.
* Linh mục Hoàng Quỳnh : Khi còn ở Phát Diệm, ông đã từng giữ các chức
Tổng Tuyên úy Thanh Niên Cố Vấn Chỉ Đạo Chiến Khu Công Giáo Phát
Diệm, Phó Chủ Tịch Ban Chấp Hành Mặt Trận Công Giáo Cứu Quốc và
Tổng Chỉ Huy Tự Vệ, nên thường được gọi là Cha Tổng. Vào Nam, ông
coi giáo xứ Bình An ở Chợ Lớn. Năm 1964, khi có các rối loạn do Hội
Đồng Nhân Dân Cứu Quốc miền Trung gây ra, ông được bầu làm Chủ Tịch
Khối Công Dân Công Giáo để đối phó với tình hình. Tính tình hòa nhã,
không bao giờ khích bác ai, nhưng rất cương quyết, ông đã giúp khối Công
Giáo đương đầu với nhiều hoàn cảnh khó khăn. Với một người có thành
tích như vậy, không bao giờ Việt Cộng để cho tự do sau khi chiếm được
miền Nam. Năm 1976, sau vụ Vinh Sơn, công an đã bắt Linh mục Hoàng
Quỳnh giam vào khám Chí Hòa với tội danh là thành phần phản động và có
nợ máu với nhân dân. Ông bị bọn cán bộ quản lý trại giam đánh chết năm