tầm hiểu biết non kém hơn nhiều. Một đoạn ngắn sau đây do Lý Khôi Việt
viết trong bài Dân Tộc & Phật Giáo Việt Nam cuối thế kỷ 20, đủ chứng
minh điều đó :
"Với sự phục hưng của Phật Giáo về văn hóa, với chế độ chính trị "độc tài
pháp trị " mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, với nền kinh tế thị trường
ngày càng phát triển ở mức độ mau chóng, với khả năng thích nghi cao độ
và bắt chước mau lẹ của người VN, Việt Nam năm 2.000 có hy vọng trở
thành một cường quốc kinh tế đầy triển vọng và sau đó sẽ hội đủ những yếu
tố cần thiết, căn bản của một chế độ dân chủ lưỡng đảng trong thập niên
tới." (1)
Những ý tưởng mơ hồ, võ đoán, thường là không tưởng như trên, tràn đầy
trong trong Bông Sen số 17 cho thấy trình độ hiểu biết chưa đến nơi đến
chốn của người viết.
Trong những năm qua, các tôn giáo, trong đó có Phật Giáo, đã cùng nhau
đến tham dự Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình Việt Nam được tổ chức tại
Roma tháng 10 năm 1992, cùng ký tên chung vào bản Bạch Thư tố cáo nhà
cầm quyền Cộng Sản Hà Nội vi phạm quyền tự do tôn giáo, thành lập Hội
Đồng Hợp Tác Tôn Giáo để cùng hợp tác với nhau đấu tranh cho dân chủ
và nhân quyền trên quê hương, v.v... Chúng tôi cũng đã đọc Quyết Nghị
của Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ công bố tại San
José ngày 27.9.1992 cũng như "Đường Hướng của Phật Giáo Việt Nam"
của Hòa Thượng Nhất Hạnh. Không bao giờ chúng ta thấy các Giáo Hội
Phật Giáo, kể cả Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh ở trong nước, có những
chủ trương quái lạ như trên. Tất cả đều kêu gọi đối thoại và hợp tác... Do
đó, chúng tôi tin chắc đây chỉ là chủ trương của một thiểu số cực đoan miền
Trung hay chỉ là cánh tay nối dài của cơ quan phản gián của Cộng Sản Việt
Nam.
Bác bỏ những lập luận mà các nhóm này đưa ra không có gì khó khăn.