Văn Hùng, Nguyễn Văn Trên, Trần Văn Dũng, và Tô Bá Hộ.
- Những chức sắc bị đưa đi cải tạo và đã chết trong ngục tù: Phạm Bá Cầm
(Tổng Bí Thư Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng), Thiếu Tướng Lâm Thành
Nguyên (tự là Hai Ngoán), Trịnh Quốc Khánh tự Chính Lễ, v.v. Riêng cụ
Trần Hữu Duyên, sau một thời gian cải tạo đã được tha về, năm 1992 bị bắt
lại và bị phạt 10 năm khổ sai khi cụ đã 70 tuổi.
***
Nhìn chung, Công Giáo, Cao Đài Giáo và Phật Giáo Hoà Hảo đã nhận ra
ngay từ đầu sự nguy hại của chủ nghĩa cộng sản vô thần và những sự tráo
trở và phản bội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nên đã không gia nhập Mặt
Trận Việt Minh. Các tôn giáo này đã lập các khu tự trị võ trang để chống
Pháp và chống Việt Minh. Ở đâu có tín đồ Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,
ở đó Việt Cộng không hoạt động được. Ngày 30.4.1975, trong khi một
nhóm tăng sĩ Phật Giáo gốc miền Trung trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn
Quang đã tổ chức "mừng giải phóng" và coi sự thành công của Việt Cộng
như sự thành công của chính họ thì các tín đồ Công Giáo, Cao Đài, Phật
Giáo Hòa Hảo và đa số tín đồ Phật Giáo đã coi ngày này như một ngày đại
tang chung của toàn thể đất nước và là một ngày đại tang riêng của Công
Giáo, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Ngày 30.4.1975 cũng đã được đặt
tên là "Ngày Quốc Hận". Sự thiệt hại về nhân mạng và cơ sở vật chất ba
tôn giáo này phải gánh chịu rất là nặng nề, những di sản tinh thần mà ba tôn
giáo này để lại chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc làm sụp đổ chế độ
cộng sản và đưa dân tộc đến ngày giải phóng thật sự.
Ghi chú Chương III:
1. Marx - Engels Tuyển tập tập 1 nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1980 tr.14
2. Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà Xuất Bản Sách Giáo Khoa Mác