rối ren hơn nên Quân Đội buộc lòng phải đứng ra lãnh trách nhiệm lịch sử.
Hội Đồng uỷ nhiệm cho Tướng Nguyễn Khánh giải quyết các cuộc khủng
hoảng và tổ chức Quốc Dân Đại Hội.
Được tin Quốc Dân Đại Hội được thành lập, khối Phật Giáo tỏ vẻ phấn
khởi. Nhóm Thượng Tọa Thích Trí Quang tin rằng nếu tổ chức Quốc Dân
Đại Hội, phe của ông sẽ nắm đa số và quyết định mọi đường lối của quốc
gia. Viện Hoá Đạo đưa ra ngay một thông cáo tuyên bố ngưng các cuộc
tranh đấu và ra lệnh trở lại sinh hoạt bình thường. Các lãnh tụ Phật Giáo tự
động chấm dứt tuyệt thực.
Hôm 28.1.1965, Hội Đồng Quân Lực ban hành quyết định lưu nhiệm Quốc
Trưởng Phan Khắc Sửu và cử Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánh quyền
Thủ Tướng.
Thượng Tọa Thích Trí Quang họp báo phân trần: Phật Giáo không muốn
chính quyền dung thứ những phần tử xấu thuộc chế độ cũ và đừng coi Phật
Giáo là Cộng Sản. Phật Giáo không chống Mỹ nhưng Việt Nam không
muốn bị hiểu lầm.
ông muốn tỏ thái độ hòa dịu để dành nỗ lực đạt thắng lợi tại Quốc Dân Đại
Hội.
Bất thần không quân Mỹ ném bom miền Bắc ngày 7.2.1965 và những ngày
kế tiếp. Hành động đột biến này của Mỹ là yếu tố thứ hai khiến Thích Trí
Quang phải ngưng tranh đấu để xét xem những diễn biến mới của tình thế
và đợi chỉ thị.
Ngày 15.2.1965, Tướng Nguyễn Khánh, nhân danh Hội Đồng Quân Lực,
ban hành quyết định tuyển ông Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng và Bác Sĩ
Phan Huy Quát làm Thủ tướng. Chiều hôm đó Thủ Tướng trình diện thành
phần chính phủ, trong đó Trần Quang Thuận làm Bộ Trưởng Xã Hội, Bùi
Diễm làm Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng... Chính phủ này được coi là chính
phủ Phật Giáo, nên Thượng Tọa Thích Trí Quang không chống chính phủ
nữa.
Ngày 19.2.1965, Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, Thiếu Tướng Lâm Văn Phát và
Nguyễn Bảo Kiếm tổ chức đảo chánh dưới danh nghĩa Lực Lượng Bảo Vệ
Dân Tộc, đòi Nguyễn Khánh từ chức trao chính quyền lại cho dân sự. Cuộc