- Chỉnh đốn lại Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và đem về đặt trụ sở ở
chùa Ấn Ouang.
- Nhiều tu viện, chùa và Phật Học Đường đã được xây dựng như tu viện
Nguyễn Thiều ở Bình Định, tu viện Quảng Hương Già Lam, Chùa Xá Lợi,
Phật Học Đường Phước Hòa ở Trà Vinh, Nhi Học Viện Tử Nghiêm ở
Saigon, v.v...
- Mở nhiều khóa huấn luyện tăng ni ở chùa Ấn Quang như khóa Tu Nghiệp
Trú Trì và Như Lai Sứ Giả năm 1957, lớp Phật Học Phổ Thông năm 1958.
Giáo Hội Tăng Già Việt Nam cũng đã thành lập ban giảng sư lưu động năm
1959 để đi huấn luyện tăng ni trên khắp miền Nam Việt Nam.
- Các đại hội của Phật Giáo được mở ra liên tục như Đại Hội Tổng Giáo
Hội Việt Nam kỳ II năm 1956 và kỳ III năm 1957, Đại Hội Ni Bộ Miền
Nam ờ chùa Huê Lâm năm 1956, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Trung Việt
kỳ III năm 1958, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc kỳ III năm 1959,
Đại Hội Hoằng Pháp Toàn Quốc năm 1960, v.v...
- Nhiều tạp chí Phật Giáo ra đời như Phật Giáo Việt Nam, Liên Hoa, Văn
Hóa, Từ Ouang, v.v...
Trong cuốn Phật Giáo tại Việt Nam, ông Mai Thọ Truyền cho biết lúc ông
Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền Nam là 2206 cái. Khi ông Diệm bị
lật đổ, số chùa lên đến 4776 cái, tức đã tăng 2570 cái. Trong cuốn Our
Vietnam Nightmare, Marguerite Higgins ghi nhận rằng chính phủ Ngô Đình
Diệm đã đóng góp 9 triệu đồng để trùng tu và xây cất chùa chiền. Có tất cả
1295 ngôi chùa đã được trùng tu. Riêng chùa Xá Lợi, chúng tôi biết Tổng
Thống Diệm đã tặng 2 triệu đồng và sau đó cho xử dụng thêm 7 lần tiền
đua ngựa để xây cất.
c) Sự phát triển của Phật Giáo dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa
Sau 1.11.1963, Phật Giáo coi như đã "làm chủ" đất nước, thừa thắng xông
lên, làm áp lực buộc chính quyền phải tuân theo ý muốn của Phật Giáo.
Mặc dầu quy chế chung cho tất cả các tôn giáo chưa được soạn thảo và ban
hành, Giáo Hội Phật Việt Nam Thống Nhất mới thành lập đã làm áp lực bắt
buộc chính quyền phải công nhận bằng một đạo luật Hiến Chương mà Giáo
Hội này đã đệ trình, gây nên những rối loạn pháp lý mà chỉ vài năm sau đó