Trong hồi ký của mình, Kissinger đã gọi đây là một "quyết định yếu bóng
vía…, một kết quả cụ thể từ sức ép công luận".
Chính vì vậy, tranh luận về đề xuất này cơ bản là về nghị quyết Church-
Cooper, nghị quyết mà đã cắt ngân sách dành cho các chiến dịch tại
Campuchia và khiến cam kết của Tổng thống có thêm hiệu lực về pháp lý.
Chương trình không dành thời gian tranh luận về dự luật McGovern-
Hatfield đề nghị cắt ngân sách dành cho cuộc chiến ở Đông Dương vào
cuối năm 1971. (Dự luật này đã bị bác bỏ vào tháng chín, với 55 phiếu
chống và 39 phiếu thuận, khiến tranh cãi về Campuchia bị xua tan).
Nhưng tôi lại tham gia chương trình để nói về dự luật McGovern-Hatfield,
như Luật sư Howard Miller đã nói rõ khi giới thiệu tôi "đến để nói với
chúng ta tại sao Quốc hội phải quyết định rút quân khỏi Campuchia và
Đông Nam Á". Có lẽ thượng nghị sỹ Charles Goodell, người trong cuộc
tham gia cùng tôi hôm nay, là người sẽ ủng hộ đề xuất này. Tôn trọng mong
muốn của Charlie Wolf, người ta đã không đề cập gì tới mối liên hệ của tôi
với Rand trong thời gian qua. Tôi được giới thiệu là đang làm việc tại
Trung tâm nghiên cứu quốc tế, Viện Công nghệ Massachusetts, và nguyên
là cố vấn (thực tế là quan chức) Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao.
Người sẽ phản bác chúng tôi cũng như cả đề xuất là luật sư bảo thủ William
T. King cùng các nhân chứng là Thượng nghị sĩ Robert Dole và William H.
Sullivan, phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái
Bình Dương, nguyên là Đại sứ Mỹ tại Lào, người mà theo Miller là tham
gia theo chỉ thị của chính quyền.
Trong không khí và tâm trạng chung đó, rất nhiều người sẽ tư chức trớc khi
có thể nói về cuộc xâm lược Campuchia trên ti vi. Sullivan không nằm
trong số đó, nhưng điều này không có nghĩa anh thực sự ủng hộ hành động