NHỮNG BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP - Trang 41

+ Trò chuyện với người khác phái

Việc trò chuyện với người bạn khác phái, nhất là giữa hai người vừa mới

quen nhau, từ xưa đến nay vẫn được thừa nhận là không phải dễ. Ngay tôi
cũng cho rằng việc này rất dễ... thất bại.

Thời xưa, trong những buổi dạ tiệc, một chàng trai đến bên một cô gái

chỉ dám bắt chuyện nhẹ nhàng như thế này: "Trông cô thật xinh đẹp!" hay
"Anh đã từng gặp em trước đây chưa nhỉ?" Giờ đây khoảng cách "giữ kẽ"
được thu ngắn lại ít nhiều. Chúng ta có thể bắt đầu với vẻ bớt e ngại hơn,
dạn dĩ hơn. Xã hội ngày càng văn minh, ranh giới và sự phân biệt nam nữ
ngày càng ít đi. Nhưng dù sao thì bạn cũng nên cẩn trọng. Và điều này còn
tùy thuộc vào sự khác biệt giữa các nền văn hóa, quan niệm đạo đức ở mỗi
nơi nữa.

Bắt chuyện với người khác phái sao cho không nhút nhát mà vẫn giữ

được sự lịch lãm quả không dễ dàng. Vấn đề này không chỉ riêng ở phái
nam. Phái nữ cũng bận tâm về nó. Ở nữ giới còn khó khăn hơn bởi họ có
những điều kiêng kỵ đặc trưng.

Nếu bạn là một cô gái, bạn vẫn có thể tha hồ trò chuyện với các anh bạn

ở một bữa tiệc thân mật. Nhưng ở nơi công cộng, nếu quý cô bỗng dưng
ngẫu hứng, đơn thương độc mã đến bên một chàng bảnh trai (chưa hề quen
biết) để bắt chuyện thì phải hết sức khéo léo, nếu không muốn bị chê là
"mất duyên con gái".

Khi tôi còn ở lứa đôi mươi ở trường trung học, con gái bị cấm đoán gọi

điện thoại cho bạn trai là điều đương nhiên. Các bậc cha mẹ quan niệm
rằng con gái của họ không được phép gọi cho bọn con trai mà phải đợi "phe
kia" gọi trước mới phải đạo. Việc làm quen hay hỏi chuyện đều ưu tiên cho
nam giới. Cho dù ở bất cứ tình huống nào đi nữa, phái nữ cũng không được
phép "đi trước" phái nam. Bên cạnh đó, còn có những luật lệ hà khắc bất
thành văn nhưng lan rộng trong xã hội. Chẳng hạn như việc tặng quà. Hồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.