NHỮNG CẬU BÉ HỎA TIỄN - Trang 5

đã nỗ lực bằng mọi cách, kể cả việc vô tình vi phạm pháp luật, để tìm kiếm
các nguyên vật liệu chế tạo tên lửa...

Với quyết tâm và niềm mơ ước được gia nhập đội ngũ kỹ sư NASA để

khám phá vũ trụ, Homer và các bạn từng bước chinh phục được bầu trời
Coalwood và tình cảm của người dân vùng mỏ này. Nhóm bạn trẻ đã đạt
được huy chương vàng tại Hội chợ Khoa học Toàn quốc năm 1960 với sáng
chế của họ.

Đôi dòng về Những cậu bé hỏa tiễn

Dám mơ ước và biến ước mơ thành hiện thực - đó chính là một trong

những thông điệp chính của cuốn sách này. “Tên lửa không bay lên nếu
không được ai châm ngòi”

- O’Dell, một thành viên của nhóm thường lặp

đi lặp lại câu nói này. Những quả tên lửa cũng như những khát vọng của
tuổi trẻ và những khát vọng ấy sẽ mãi chỉ là mơ ước nếu không có một ai
“châm ngòi” cho chúng. Tuổi trẻ luôn tràn đầy hoài bão lớn, song làm sao
để biến chúng thành hiện thực lại là cả một hành trình đầy gian nan mà
cũng thật thú vị nếu ai dám vượt lên chính mình như những cậu bé vùng
mỏ nghèo xứ Coalwood. Một lần khi ngắm nhìn mặt trăng, những cậu bé
hỏa tiễn nhận ra rằng từ khi quan tâm đến vấn đề khám phá vũ trụ thì mọi
khái niệm về mặt trăng đã thay đổi. “Chúng tôi phóng đi một chiếc phi
thuyền nhỏ, vượt qua khỏi giới hạn vật lý của nó; vượt qua những rặng núi
cheo leo, qua khỏi những sự lừa dối và nước mắt của những phản đối gay
gắt ban đầu; ngưỡng mộ những miệng núi lửa, những vùng tối và những
ngọn núi của mặt trăng. Vậy thì một ngày nào đó, tôi tự nhủ rằng chúng tôi
sẽ đến đó.”

Chính cậu bé Homer Hickam, nhân vật chính và là tác giả của cuốn sách,

sau này đã trở thành một kỹ sư NASA đúng như mơ ước thuở nhỏ. Đúng
như nhận xét của tiến sĩ Mark A. Hill, Giám đốc Viện Giáo dục quốc tế
Hoa Kỳ (IIE) tại Việt Nam, “...câu chuyện của Homer Hickam, một câu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.