Trên thế giới đã có vài chục tác phẩm viết về cuộc đời của
Gandhi, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến tác phẩm “Thánh
Gandhi” của Romain Rolland
(bản dịch của Miyamoto Masakiyo.
Các bạn hãy cố gắng tìm đọc nhé!). Nguồn tư liệu tôi sử dụng để
viết cuốn sách này là cuốn hồi ký do chính Gandhi chấp bút
(bản do Kogure Yoshikatsu dịch). Thế nhưng không ở đâu có cuốn
sách nào nói về những bí mật, bí quyết tạo dựng nên một Gandhi vĩ
đại, một vĩ nhân được lưu danh muôn thủa. Không ở đâu có sách nào
viết về những điều mà những người mong muốn trở thành người
như Gandhi muốn đọc nhất, muốn biết nhất. Tôi sẽ viết cuốn
sách như vậy và đây sẽ là những ghi chép lịch sử về mặt sinh lý học,
sinh vật học của ông, những điều mà chính ông cũng không hề
biết tới.
Sau đó, tôi còn muốn viết về Swami Vivekananda, về
Ramakrishna nhưng rất tiếc là ở Nhật Bản chưa có cuốn sách nào
nói về họ. Những con người này, cũng giống như Đức Phật Thích
Ca, Tổ Sư Long Thọ, Thiên Chân, là những người đã một lòng quyết
ý đi theo con đường khổ hạnh ăn chay tuyệt đối trong những cánh
rừng sâu thẳm của Ấn Độ và họ đã giác ngộ, tìm ra con đường tắt,
con đường dẫn thẳng tới tự do và hòa bình. Họ là những bậc tiền
bối của Gandhi. Trên tàu, tôi đã mượn được từ một chàng thanh
niên làm nghề kỹ sư điện người Mã Lai có tên là Chakrabarty 2
quyển trong bộ sách toàn tập 8 quyển về Swami Vivekananda.
Chàng trai này vì rất thích Nhật Bản, mong muốn làm quen, làm
thân với người Nhật nên trong mấy năm trở lại đây đã cố gắng
dành dụm tiền bạc để đi du lịch Nhật Bản trong 6 tháng, chỉ với mục
đích kết bạn với các bạn trẻ của Nhật. Thế nhưng, chỉ sau 2 tháng
cậu đã tiêu hết tiền nên cậu phải đi trên con tàu này với vé hạng 3
để về nước. Đến một chàng trai kỹ sư điện như thế còn luôn mang
trong chiếc cặp du lịch bé xíu của mình toàn tập Swami