sau lưng cả vị hôn thê lẫn mọi lạc thú của cuộc đời và dồn hết tâm
sức để thực hiện ước mơ. Kết quả là ngay từ lúc còn chưa tìm ra
phương thuốc chữa trị bệnh bại liệt, bà đã được mọi người yêu mến
gọi là “người phụ nữ của thế kỷ”, trở thành công dân danh dự của
nước Mỹ và lần nào tới Mỹ bà cũng được chào đón thịnh tình như
tổng thống vậy.
Hay như bà mẹ trẻ Edna Browning Kahly Gladney với ước mơ cứu
giúp những đứa trẻ tội nghiệp, phải sống cuộc đời tối tăm, thê thảm
chỉ vì bị gắn cho cái tên “đứa con hoang”. Với quyết tâm xóa sổ
cụm từ “đứa con hoang”, bà đã đấu tranh không mệt mỏi và cuối
cùng đã thành công trong việc xóa bỏ tên gọi “đứa con hoang” ra khỏi
hệ thống pháp luật của nước Mỹ. Và câu chuyện về cuộc đời đầy
đau khổ nhưng vô cùng tươi đẹp của bà đã được chuyển thể thành bộ
phim “Hoa nở trong bụi rác” (Blossoms in the Dust) năm 1941.
Và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương về những con người
vĩ đại khác. Có thể kể tới ở đây như Florence Nightingale, “người phụ
nữ với cây đèn”, người đã sáng lập ra ngành y tế hiện đại; như Helen
Adams Keller, người phụ nữ khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của
nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật; như cô học trò nghèo
nhưng đầy nghị lực người Ba Lan Marie Curie, người đã phát hiện ra
radium (nguyên tố kim loại phóng xạ); như cậu bé hát rong
Giovanni Papini… Cũng không thể không nhắc tới nhà bác học
Thomas Edison, người mà thuở nhỏ bị coi một cậu bé ốm yếu, lơ
mơ, không được đi học, phải đi bán báo rong nhưng về sau đã trở
thành ông vua phát minh của thế giới. Rồi Abraham Lincoln, cậu
bé cũng đã từng không được đi học, không có đủ tiền mua sách vở,
vậy mà sau này trở thành tổng thống của nước Mỹ hùng mạnh, xây
dựng nên một đất nước dân chủ chủ nghĩa lớn mạnh nhất thế giới,
mở màn cho thời đại dân chủ chủ nghĩa lan rộng khắp địa cầu. Rồi
Charles Goodyear, người đã phát minh và sáng tạo ra cao su… Còn