Nếu điều kiện cho phép , bạn có thể rót mời họ uống một ly nước mát để
giảm đi sự căng thẳng , nóng giận ; đồng thời cũng làm cho bản thân mình
bớt nóng vội. Điều cần nhớ là hãy khoanh vùng phạm vi bị chỉ trích cho
đúng.
*-Đừng biểu hiện ra sự buồn chán hay bất mãn dữ dội , cũng không nên
giận dữ phản công trở lại hay bỏ đi trước những lời phê bình gay gắt. Nếu
làm như vậy , vô tình bạn đã chứng tỏ mình là người không độ lượng.
*- Không nên bày tỏ thái độ đúng, sai , cảm ơn hay xin lỗi.... khi mà người
phê bình mình chưa trình bày hết câu chuyện. Cần phải chú ý lắng nghe và
phân tích một cách khách quan rồi mới đưa ra lời xin lỗi hay phản bác.
*- Không nên ngắt lời người phê bình mà ngược lại nên khuyến khích họ
nói ra cho hết ý, hết lời. Như th , người phê bình thấy mình được tôn trọng
và họ sẽ có những lời nói xác đáng, thận trọng hơn.
*- Không nên tranh luận kịch liệt với người phê bình mình mà ở nơi họ
đang có tâm trạng phẫn kích. Điều này chẳng khác nào " đổ thêm dầu vào
lửa ".
*- Đừng dùng những hình thức đồng ý không chân thật, mà hãy nêu lên ý
kiến của đối tượng để chứng tỏ bạn là người biết lắng nghe, chân thành và
cầu hòa. Làm như thế, bạn sẽ chiếm được nguồn tình cảm độ lượng và tha
thứ của mọi người, cho dù bạn đang có khuyết điểm đáng chê trách.
Hãy bình tĩnh và lắng nghe.
Hãy kềm chế mọi xúc động và cố gắng nghe người đang phê bình bạn đang
nói cái gì ?
Nếu cần, bạn hãy đặt câu hỏi để hiểu cho rõ hơn, gợi ý người phê bình bạn
giúp bạn sửa chữa sai lầm bằng cách nào ?
Vì người phê bình có thiện ý bao giờ cũng có kèm theo " thuốc chữa " cho
bạn .
Hãy hỏi : " Thế ông ( bà ) muốn tôi phải làm gì bây giờ ?
Một trong những luật lệ chủ yếu của nghệ thuật chỉ trích người khác là
đừng bao giờ làm chuyện này trước đám đông .
Hãy để cho người bị chỉ trích nêu ý kiến và hãy lắng nghe ý kiến của họ.
Không nên chỉ trích ai dài quá 3, 4 câu và nên bắt đầu cho nhẹ nhàng, đừng