thuyết phục người khác nhận ra lỗi của mình .
+ Trước hết , hãy tự trách bản thân mình vì bạn không phải là người hoàn
hảo. Như người xưa đã dạy : " Tiên trách kỷ , hậu trách nhân " .
+ Luôn luôn giữ thể diện cho đối phương của mình , bởi vì chỉ khi bạn tôn
trọng người khác thì bạn mới được họ tôn trọng lại .
+ Nên nhìn nhận một cách khách quan những phần phải của họ để tự rút ra
cho mình những bài học về đối nhân xử thế .
+ Cố gắng tìm cách xoa dịu sự nóng nảy của họ cũng như bản thân mình
bằng nụ cười tươi như hoa hay là nói lên những câu dí dỏm hài hước để cả
hai cùng biết thông cảm nhau hơn .
+ Hãy bình tĩnh trước mọi tình huống. Đừng vì một chút tự ái nông nổi của
mình mà xúc phạm người khác .
+ Luôn tỏ ra thật nhã nhặn. Chính thái độ ôn hoà của bạn sẽ dễ dàng thuyết
phục được những người xung quanh ta.
Sự lễ độ là một trong những nét chủ yếu của văn hoá ở một con người .
Sự lễ độ cùng với cách cư xử tế nhị và những cử chỉ tao nhã sẽ tạo thành
cho bạn một phong cách lịch sự khiến cho mọi người chung quanh vô cùng
quý mến và nể phục bạn .
Nếu bạn nhường chỗ cho một phụ nữ hay người già trên xe bus bằng một
cử chỉ lộ liễu , phô trương ...thì tất nhiên trong thái độ cư xử của bạn không
có tính tế nhị , và như vậy cũng chưa phải là lịch sự .
Phép lịch sự cần cả sự lặng lẽ ---đó là điều cần nhớ ---
Tế nhị là ý thức về mức độ trong tất cả mọi lãnh vực chứ không chỉ trong
cử chỉ xã giao . Thật vậy, không có gì bực mình hơn là một người nào đó
mà ta không ưa lại cứ vỗ vai, vỗ lưng ta ... rồi buông ra những tiếng mày ,
tao suồng xã mỗi lần gặp mặt.
Ngay cả giữa những người bạn thân với nhau, thì một sự " hồn nhiên " quá
đáng cũng có hại nhiều hơn là có lợi .
Tế nhị không bao giờ là sự giả dối, thủ đoạn , những cái mà người ta khinh
ghét nhất.
Giữa tế nhị với sự khôn vặt, giả dối có một lằn ranh nhất định.