Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT
27
III. Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect) – “Thợ xây” công nghệ
Kiến trúc sư phần mềm (gọi tắt là SA) là chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm, có nhiệm vụ
thiết kế, thẩm định và tạo ra những thiết kế kiến trúc tổng quát, cấp cao cho phần mềm
hoặc hệ thống dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu đề
ra của khách hàng. Những tiêu chuẩn đó bao gồm tiêu chuẩn về lập trình phần mềm, các
công cụ và cả nền tảng cho phần mềm đó vận hành.
Tương tự như một kiến trúc sư xây dựng, phải hiểu về các phương pháp thi công, chất liệu
thích hợp, sở thích của khách hàng và cách tận dụng triệt để diện tích nhà. Các kiến trúc
sư phần mềm là những người có tầm nhìn và hiểu biết rất sâu sắc về hướng phát triển
phần mềm của họ, từ cách hình thành hệ thống vận hành phần mềm, đến ngôn ngữ lập
trình, các tiêu chuẩn viết code đến giao diện đáp ứng đúng yêu cầu sử dụng của khách
hàng và làm sao các hệ thống thành phần giao tiếp hài hòa với nhau, làm sao để tạo ra một
hệ thống đáng tin cậy và đạt được hiệu suất theo yêu cầu.
b. Công việc của SA là gì?
• “Đo ni đóng giày” toàn bộ tiêu chuẩn của một
dự án phần mềm, ứng dụng
• Lên kế hoạch công việc bao quát và định hướng
phát triển phần mềm, ứng dụng
• Giám sát và nghiên cứu sâu lĩnh vực áp dụng
phần mềm, ứng dụng của mình
• Chia nhỏ ứng dụng trong một phần mềm lớn và
quản lý chúng
• Nắm rõ chức năng từng phần nhỏ của ứng dụng
• Hiểu sâu các giai đoạn phát triển phần mềm và
truyền đạt đến lập trình viên
• Tạo ra những thiết kế tổng quát
• Tạo ra các thiết kế thành phần
• Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chung
• Tham gia thiết kế phần cứng
• Tập trung định hướng phương pháp lập trình
thích hợp
• Sử dụng mô hình kiến trúc đa dạng để giao tiếp
trong thiết kế phần mềm