NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - Trang 87

Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT

87

Phần 5

Một số câu hỏi thường gặp

Câu 1: Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống
máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông
tin dưới hình thức khác nhau.
Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin,
lưu trữ, khai thác thông tin.
Hiện nay, ngành máy tính và CNTT hay được gọi chung là CNTT

1

thường phân chia thành

các chuyên ngành phổ biến: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin,
mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.

Câu 2: Khi theo học ngành này sinh viên sẽ được học những gì?

Học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên,
kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy theo
chương trình đào tạo của từng trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù
hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An
toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông... Ví dụ như đối với ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh
viên sẽ được học nhóm kiến thức như sau:
- Kiến thức cơ bản về CNTT
- Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát
triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm…
- Ngoài ra, sinh viên có tối thiểu một học kỳ được học tập và đào tạo thực tế tại các công ty phần mềm
có tiếng trong nước, có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành.

Câu 3: Học xong CNTT có thể làm những nghề gì?

Tùy theo từng chuyên ngành mà sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau. Khi ra
trường, sinh viên được cấp bằng kỹ sư CNTT hoặc cử nhân CNTT tùy theo thời gian đào tạo. Sinh
viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tham mưu tư vấn, thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên
ngành như lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình hệ thống thống tin, lập dự án xây dựng các
phần mềm ứng dụng, tham gia công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực
CNTT, các công ty phần mềm, mạng... các phòng chức năng trong các cơ quan, công ty, trung tâm
phụ trách CNTT, hệ thống quản trị; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN
có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành về CNTT.

1

Tham khảo chi tiết tại Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.